Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Kimi no sasai-na mondai wa nan dattakke?

Câu chuyện là thế này:


Mặt trời luôn mọc và núi Phú Sỹ luôn đẹp
太陽は毎度昇り富士山は毎度美しく
Taiyou wa maido nobori, Fuji-san wa maido utsukushiku

・・・
・・・
・・・

Vấn đề nhỏ bé của bạn là gì ý nhỉ?
君の些細な問題は何だったっけ。
Kimi no sasai-na mondai wa nan dattakke?

>> Trên Facebook SaromaLang

"kke" trong だったっけ "dattakke" nghĩa là gì?

Chúng ta đều biết câu hỏi "nan datta?" nghĩa là "(đã) là cái gì?". Ở đây hỏi "Vấn đề nhỏ bé của bạn là cái gì?" nhưng mà lại thêm "kke" (có tsu nhỏ nên phải là âm lặp). "kke" là dùng trong câu hỏi về thứ bạn đã nghe nhưng lại quên, tiếng Việt nghĩa là "... gì ấy nhỉ / ... gì ý nhỉ". Đây là hỏi về thứ bạn đã biết nhưng hiện giờ thì bạn đang quên mất.
何だっけ nan dakke và 何だったっけ nan dattakke khác nhau như thế nào? Chỉ đơn thuần là hỏi về thứ trong hiện tại, đương nhiên hay thường xuyên diễn ra thì dùng "nan dakke" còn hỏi về một sự vật, sự việc quá khứ thì dùng "nan dattakke".

Bạn cũng có thể dùng dạng nói lịch sự: 何でしたっけ nan deshitakke? Mấu chốt chỉ là bạn thêm っけ ở cuối câu. Bạn có thể hỏi:
  • 彼は社長だっけ? Kare wa shachou dakke? Ông ấy là giám đốc đấy nhỉ?

Triết lý: Hãy dùng câu lửng

Mặt trời luôn mọc và núi Phú Sỹ luôn đẹp
太陽は毎度昇り富士山は毎度美しく
Taiyou wa maido nobori, Fuji-san wa maido utsukushiku

Nếu bạn muốn nói triết lý thì bạn phải dùng một câu lửng, tức là không kết thúc câu như câu thường mà ở dạng nối câu. Bởi vì làm thế thì người nghe sẽ hiểu là còn vế ở sau nữa, được ẩn đi, thế thì nó mới đúng là triết lý.
Ví dụ câu này:
  • 虎穴に入らずんば虎児を得ず Koketsu ni irazumba, koji wo ezu (Không vào hang hổ thì không bắt được hổ con) = Không vào hang hùm sao bắt được cọp
(Nếu là câu thông thường thì phải là 虎穴に入らなければ、孤児を得ない Koketsu ni iranakereba, koji wo enai; dạng lịch sự: 虎穴に入らなければ、孤児を得ません Koketsu ni iranakereba, koji wo emasen)

Câu này là kết thúc dạng lửng, vì có thể hiểu là:
  • Không vào hàng hùm sao bắt được cọp, không mạo hiểm sao đạt được thành quả = 虎穴に入らずんば虎児を得ず、冒険しなければ成果を出せない Koketsu ni irazumba, koji wo ezu; bouken shinakereba, seika wo dasenai

毎度 maido (MỖI ĐỘ) có nghĩa là "mọi lần", "mỗi lần", "thường xuyên", "luôn luôn", ... chỉ một thứ gì đó lặp đi lặp lại, 度 "do" là chỉ lần, âm Kun'yomi là "tabi" (Xem từ điển). この度に Kono tabi ni = このときに Kono toki ni = lúc này, lần này. Ở đây tôi dùng "maido" vì việc mặt trời mọc là việc lặp đi lặp lại, tức là mọc rồi lặn rồi lại mọc, ... chứ không phải là cứ mọc mãi mà không lặn. Núi Phú Sỹ cũng vậy, khi nào có ánh mặt trời thì ta mới thấy nó đẹp, còn mặt trời lặn thì tối thui nhìn đường còn không thấy thì lấy đâu mà thấy núi. Do đó mà dùng 毎度 maido.

Bạn cũng có thể dùng 毎回 maikai (MỖI HỒI) = "mọi lần", "mỗi lần", ... nhưng có lẽ không văn chương bằng. 回 kai có nghĩa là "lần": 三回 sankai (Tam Hồi) = ba lần, 今回 konkai (Kim Hồi) = lần này.

Các bạn cũng biết cách diễn tả "nhỏ, bé":

  • 小さい chiisai = nhỏ
  • 小さな chiisana + N = N nhỏ bé (có tính văn học, hình tượng hơn chiisai)
  •  些細な sasai-na + N = N nhỏ nhặt (nhỏ tới mức khó nhận thấy hay không đáng quan tâm)

Ở đây dùng 些細な sasai-na N (kanji: Ty Tế) là chỉ cái gì đó rất nhỏ khó nhận thấy hay không đáng quan tâm. Hỏi như vậy hàm ý là vấn đề đó quá nhỏ bé nên tôi đã quên và sẽ tiếp tục quên. Cho nên cách dùng từ là rất quan trọng vì nó còn hàm ý nhiều nghĩa khác. 些細な sasai-na thực sự có nghĩa là "nhỏ nhặt". Các bạn chú ý về mặt ý nghĩa luận thì việc học sẽ khá thú vị.

Tóm lại là mọi người chỉ quan tâm những gì liên quan tới cuộc sống của họ và quan tâm tới cái đẹp làm họ say mê, còn các vấn đề cá nhân của bạn thì họ nghe tai này lọt tai kia (右の耳から左の耳 migi no mimi kara hidari no mimi) thôi. Đời ngang trái lắm!

Takahashi

2 nhận xét:

  1. Takahashi ơi dịch hộ mình với :
    帰れったいって、帰んね からな !!! có nghĩa là gì vậy phân tích cấu trúc của nó chỉ mình với onegai ~~~~arigatou

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết ở đâu ra nhưng 帰んね => 帰れない kaerenai dạng nuốt âm

      Xóa