Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Mê lộ Nhật ngữ: Trợ từ là gì?

Takahashi: Học tiếng Nhật không phải CHỈ vì tiền.
Học tiếng Nhật để có trải nghiệm ngoại ngữ, để trở nên thông minh hơn, v.v...
Học tiếng Nhật đôi khi (và quan trọng nhất) là để KHÁM PHÁ CHÂN LÝ.
Bạn đang ở đây thì chắc chắn là ĐÚNG CHỖ RỒI!

Trong mê lộ Nhật ngữ mấy tuần trước (Tiếng Nhật là cái gì?) tôi đã có nói về một số phân biệt cơ bản về ngôn ngữ, mà cụ thể là hình ảnh này:

Hai quy tắc cơ bản của một ngôn ngữ

Tức là về cơ bản thì một ngôn ngữ sẽ có thứ tự là SVO (chủ ngữ - động từ - đối tượng) hay là SOV (chủ ngữ - đối tượng - động từ). Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Mông Cổ, .. là dạng thứ hai, tức SOV. Ở bài trước tôi cũng nói là danh từ (Noun) trong tiếng Nhật sẽ không biến đổi trong mọi hoàn cảnh, dù là chủ ngữ hay đối tượng.

Và chắc các bạn cũng biết là một trong những thứ khó nhằn là TRỢ TỪ TIẾNG NHẬT (Japanese particles / 助詞 joshi = Trợ Từ). Nhưng nếu theo dõi Saroma Lang thường xuyên thì trợ từ tiếng Nhật cũng không đến mức quá khó hiểu.

Nhưng tôi chưa giải thích cho bạn biết là TẠI SAO LẠI DÙNG TRỢ TỪ?

Hãy tưởng tượng ngôn ngữ tiếng Nhật không có trợ từ thử xem. Đây là ví dụ:


Trong câu trên thì chúng ta phân vân:

(1) "Giáo viên tiếng Nhật" là một danh từ?
(2) Hay "Giáo viên" là Chủ ngữ (S) và "tiếng Nhật" là Đối tượng (O)?

Hiển nhiên xác suất (2) sẽ nhiều hơn vì câu (1) không trả lời là "dạy ai / dạy cái gì". Nhưng nó sẽ gây ra việc không rõ ràng khi hai danh từ đứng liền nhau. Nếu là SVO, ví dụ "Giáo viên dạy tiếng Nhật" / "The teacher teaches Japanese" thì không sao, vì có V đứng giữa phân cách.

Do đó, chúng ta sẽ phải ĐÁNH DẤU đâu là Subject (S) và đâu là Object (V). Ví dụ đánh dấu thế này:

Giáo viên ◎ tiếng Nhật ◆ dạy

Ở đây, ◎ là để đánh dấu S, ◆ để đánh dấu O và chúng trở thành trợ từ với vai trò ngữ pháp như sau:
  • Trợ từ ◎ đánh dấu chủ ngữ
  • Trợ từ ◆ đánh dấu đối tượng
Tất nhiên câu có vẻ tiếng Nhật thì có thể sẽ như thế này:

Giáo viên ◎ tiếng Nhật ◆ dạyます

Ha ha ha. Nhưng hợp lý đấy chứ? Và thực tế trong tiếng Nhật ◎ là は và ◆ là を. Cách đọc có chút đặc biệt nên bạn cần xem bài Viết một đằng đọc một nẻo (chỉ một số trợ từ).

Tóm lại thì trợ từ tồn tại là có lý do. Và lý do vô cùng hợp lý.

Bonus: Học tiếng Nhật để làm gì?

Một trong các mục tiêu là để chúng ta hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ tốt hơn, từ đó trở nên thông minh hơn. Cũng tương tự việc đi du học: Để bạn hiểu bản thân và đất nước của bạn hơn, từ đó sống tốt hơn. Ngoài ra, bạn sẽ trải nghiệm và học hỏi được nhiều điều để có thể sống tự lập.

Chứ không phải học tiếng Nhật là bạn BẮT BUỘC phải dùng tiếng Nhật hay làm công ty Nhật ha ha. Suy nghĩ thế trầm cảm sớm, học hành gì được??

Quan trọng là thông minh hơn và sống hoành tráng hơn thôi.

Takahashi

6 nhận xét:

  1. quá hay,quá đỉnh cho những ý kiến trên

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn saromalang ^^

    Trả lờiXóa
  3. giờ mình hiểu vì sao có trợ tự rồi, thanks takahashi

    Trả lờiXóa
  4. mình như đc khai sáng zậy, cảm ơn bạn nhiều nhiều:)

    Trả lờiXóa
  5. ad ơi, ad biết nhiều ngôn ngữ zậy, ad ko những am hiểu tiếng nhật, tiếng việt, mà còn tiếng anh nữa..... phục ad quá. em mới học tiếng nhật đc 1 tháng, em thấy khó quá, may mắn tìm đc trang web này, tự nhiên yêu tiếng nhật lun. cảm ơn ad nhiều ạ^^

    Trả lờiXóa
  6. giờ thì mình hiểu sao có trợ tự rồi, cám ơn saromalang ^^
    văn hóa ăn uống của người nhật

    Trả lờiXóa