Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Phải chuyển ngữ cho đúng

Việc học ngoại ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu đúng về ngôn ngữ và diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Người biết nhiều ngoại ngữ thường lương cao, không hẳn là do họ biết nhiều ngoại ngữ (vì có khi cũng không dùng tới) bởi vì họ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ tốt, đúng bản chất, không vòng vo hay ngụy biện.

Tôi lấy ví dụ từ 敬語 Keigo (kanji: KÍNH NGỮ), tại sao tôi dịch là "Từ ngữ tôn kính" mà không phải là "Kính ngữ"?

Bởi vì "Kính ngữ" không phải là từ có trong tiếng Việt, nó xa lạ và khó hiểu với người không học tiếng Nhật và thậm chí khó hình dung với cả các bạn học tiếng Nhật.

Tại sao không dịch cho dễ hiểu để ai cũng hiểu được? Có lẽ vì người ta không biết chuyển ngữ thế nào cho đúng.

Nếu dùng "Kính ngữ", nhiều người sẽ nghĩ keigo là cái gì đó rất riêng biệt trong tiếng Nhật, hay là "chỉ tiếng Nhật mới có", trong khi sự thực lại không như vậy. Tiếng Việt cũng có từ ngữ tôn kính chứ. Tiếng Anh cũng vậy. Ví dụ thay vì nói "I send you a letter" hay "I like to send you a letter" thì dạng lịch sự phải là "I would like to send you a letter". Nếu bạn không nắm rõ các cách dùng từ ngữ tôn kính thì sẽ khó thăng tiến trong công việc hay gây cảm tình tốt trong cuộc sống. Bạn phải xã giao mà!

Hơn nữa, dịch là "Kính ngữ" làm người học tiếng Nhật sẽ nghĩ "nó rất khó" (nên mới cần từ chuyên biệt để gọi tên) nhưng thực tế là nó không khó. Keigo chỉ là một nhu cầu, chúng ta học khi chúng ta có nhu cầu. Đơn giản nhất là dùng bị động, ví dụ thay vì "Ikimasu ka" thì là "Ikaremasu ka", hoàn toàn có khó gì đâu??

Dịch là "Kính ngữ" thì cũng không phải là sai, nhưng dễ gây hiểu sai nên tôi không dùng cách này.

Giáo sư Cao Xuân Hạo cũng chỉ ra rất nhiều cái sai trong sách vở Việt Nam:
"Vịt là loài chim có cánh" sẽ gây hiểu nhầm là có loài chim không có cánh.

Một cách dùng sai khác là "ánh nắng mặt trời", bởi vì "ánh nắng" đã có nghĩa là phát ra từ mặt trời rồi. Nói như vậy thì người nghe hiểu nhầm là có cả "ánh nắng mặt trăng" chẳng hạn. Nói "ánh sáng mặt trời" thì ổn, không vấn đề gì cả.

Nếu muốn sống hoành tráng, bạn phải diễn đạt chính xác vấn đề

Ví dụ, nói "Du học là một cách có thể làm bạn trở thành con người lớn lao" thì không vấn đề gì, nhưng khẳng định "Du học là cách duy nhất để bạn trở thành con người lớn lao" thì lại có thể sai. Vì một tương lai tươi sáng, hãy diễn đạt chính xác trong mọi tình huống!

Ngoài ra, bạn phải học giao tiếp xã giao nữa. Nhiều bạn hay mắc lỗi sau:
Khi cám ơn nói "Doumo". Đây là cách cám ơn của người có vai vế đối với người có vị thế thấp hơn chứ không phải là cách nói lịch sự. Dạng cám ơn lịch sự là:
  • Doumo arigatou gozaimasu
  • Arigatou gozaimasu
Chú ý: "Doumo arigatou" không phải là dạng lịch sự.
Với bạn bè, có thể cám ơn là "Sankyu" (Thank you), trên Internet có thể viết tắt là "39".

- Takahashi -

3 nhận xét:

  1. Trang có rất nhiều bài hay nhưng riêng bài này theo quan điểm của mình thì không đúng. Thứ nhất là bò sát là không có chân, không tồn tại loài bò sát có chân ah? Thứ 2 bản thân những từ như " kính ngữ " là âm Hán-Việt nghe nó vẫn mang hơi hướng lịch sự hơn, nếu thật sự cần nói Việt hóa thì thôi, cần gì nói "nhà hộ sinh" chi cho khó hiểu, nói thẳng "chỗ để đẻ" cho dễ hiểu. Theo quan điểm của mình

    Trả lờiXóa
  2. Quan điểm của takahashi rất hay , nếu học tập và làm được điều này thì tốt quá rồi ! Arigatou gozaimasu .
    Bạn gì ơi ! bạn dịch sai rồi kìa " hộ sinh " là " đỡ đẻ " chứ ko phải là " để đẻ " nhé ...
    Cần cố gắng và học tập Takahashi nhiều ^^

    Trả lờiXóa
  3. Trời ơi, cá sấu, thằn lằn, rùa, ba ba, vích, đồi mồi... có phải bò sát không hả Takahashi?

    Trả lờiXóa