Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Trạng ngữ tiếng Nhật

Hôm nay, SaromaLang nói về trạng ngữ trong tiếng Nhật.

Trạng ngữ tiếng Nhật là gì?

Trạng ngữ, hay "mệnh đề trạng ngữ" (Adverbial Clause) là một vế câu (clause) hay cụm từ (phrase) mang tính chất TRẠNG TỪ (adverbial) để bổ nghĩa cho câu, làm rõ nghĩa cho câu về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức hay lý do, mức độ, v.v...


Phân biệt với TRẠNG TỪ

Trạng từ (Adverb) là những từ bổ nghĩa TRỰC TIẾP cho động từ hay tính từ. Ví dụ:
馬刺しはとてもおいしいです.
Basashi wa totemo oishii desu.
Món thịt ngựa sống rất ngon.

"Totemo" (rất) là TRẠNG TỪ bổ nghĩa cho tính từ oishii (ngon) làm rõ cách thức, mức độ, ...

彼は上手に漢字を書きました.
Kare wa jouzu ni kanji wo kakimashita.
Anh ấy (đã) viết hán tự một cách điệu nghệ.

"Jouzu ni" (giỏi, điệu nghệ) là TRẠNG TỪ bổ nghĩa cho động từ "viết" (kakimasu).

Ví dụ về trạng ngữ tiếng Nhật

Trạng ngữ chỉ thời gian:
この春に帰国します.
Kono haru ni kikoku shimasu.
Tôi sẽ về nước vào mùa xuân này.

Trạng ngữ chỉ địa điểm:
日本で留学しています.
Nihon de ryuugaku shite imasu.
Tôi đang du học tại Nhật Bản.

Trạng ngữ chỉ khoảng thời gian:
この春から夏にかけて漢字をマスターするつもりです.
Kono haru kara natsu ni kakete kanji wo masutaa suru tsumori desu.
Từ xuân này cho tới mùa hè, tôi định sẽ học xong Hán tự.

Trạng ngữ chỉ mục đích:
日本語を上達させたいために,日本留学を決めた.
Nihongo wo joutatsu sasetai tame ni, Nihon ryuugaku wo kimeta.
Vì muốn giỏi tiếng Nhật, tôi quyết định du học Nhật.

Trạng ngữ chỉ lý do:
お金がないため,留学計画を遅延した.
Okane ga nai tame, ryuugaku keikakku wo chi'en shita.
Vì không có tiền nên tôi hoãn kế hoạch du học.

Trạng ngữ chỉ cách thức:
歌手のように歌いたい.
Kashu no you ni utaitai.
Tôi muốn hát như ca sỹ.

Trạng ngữ chỉ mức độ:
彼ほど成功したい.
Kare hodo seikou shitai.
Tôi muốn thành công (ở mức) như anh ấy.

4 nhận xét:

  1. Cũng na ná tiếng Việt nhỉ, chỉ tội tiếng Việt không có trạng từ (tức là tách ra thành từ loại riêng biệt, theo sgk) đúng không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn cần quên giáo dục tiếng Việt đi. Thật ra mọi ngôn ngữ đều tương tự nhau. Mỗi từ đều có VAI TRÒ NGỮ PHÁP và LOẠI TỪ VỰNG nhất định. Tôi không hiểu mục đích của SGK tiếng Việt là gì, ngoài làm cho thứ đơn giản trở nên rối rắm?? ^^

      Xóa
    2. Ngoài ra còn có SẮC THÁI TỪ nữa, vấn đề này SaromaLang sẽ nói sau (hệ thống hóa sau chứ trên SaromaLang đã có nói nhiều rồi)

      Xóa
    3. Mình nhầm, trong sgk người ta dùng chữ "phó từ". Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) lại dùng chữ "phụ từ"... một từ loại (hay dùng "loại từ vựng" nhỉ?) mà có đến ba bốn cách gọi tên, công nhận là sgk làm cho tiếng Việt rối rắm lên thật.

      Xóa