Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Động từ trong tiếng Nhật - SAROMA JCLASS

Bài này SAROMA JCLASS sẽ giới thiệu với các bạn mọi điều các bạn cần biết về động từ trong tiếng Nhật. Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiều bạn hay lẫn lộn các loại động từ với nhau. Tuy nhiên động từ trong tiếng Nhật không hề phức tạp, nó chỉ thực hiện chức năng ngữ pháp như động từ trong tiếng Việt hay tiếng Anh mà thôi. Bài này cũng sẽ giúp các bạn có thể tra cứu những điều bạn thắc mắc về cách sử dụng động từ trong tiếng Nhật.


Phân loại về ngữ nghĩa:
Tự động từ (自動詞, ji-doushi)
Tha động từ (他動詞, ta-doushi)


Tha động từ ("Tha" = "khác") là động từ chỉ sự tác động của một chủ thể và một đối tượng khác, ví dụ "taberu":
りんごを食べた。
Tôi ăn táo.
Tự động từ ("Tự" = tự thân) là động từ không phải là sự tác động lên đối tượng khác mà diễn tả hành động tự thân của chủ thể, ví dụ "okiru":
朝5時に起きた。
Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng.



Cách phân biệt tự động từ Jidoushi và tha động từ Tadoushi
Các bạn chỉ cần nắm rõ ý nghĩa của động từ là sẽ biết nó là tự động từ hay tha động từ. Tha động từ thì thường đi kèm với đối tượng (và trợ từ đối tượng cách "wo") còn tự động từ thì không. Chú ý là, đối tượng có thể bị lược (ví dụ khi đối tượng là "tôi") nên cách duy nhất để các bạn không nhầm lẫn là các bạn phải biết ý nghĩa của động từ. Tôi xin lấy hai ví dụ sau:
起きる:Thức giấc
起こす:Đánh thức
Các bạn có thể thấy "Tự động từ - Tha động từ" thường đi thành một cặp như trên.
(1) 5時に起きます。
Tôi thức giấc vào lúc 5 giờ. (Tự động từ)
(2) 5時に起こしてください。
Xin hãy đánh thức tôi dậy vào lúc 5 giờ. (Tha động từ)
Các bạn sẽ thắc mắc ở câu 2 làm gì có đối tượng nào, nhưng thực ra ở câu 2 đối tượng "tôi" bị lược đi:
(2) 5時に起こしてください。=5時に私を起こしてください。


Trong tiếng Nhật, tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp. Ví dụ:
終わる:xong, kết thúc
終える:làm cho xong, (làm cho) kết thúc


Bạn có cần phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật không?
Câu trả lời của tôi là "không", bạn chỉ cần biết nghĩa của động từ đó. Tôi xin lấy ví dụ sau:
(1) 実現する
(2) 夢が実現する
Bạn nghĩ động từ trên nghĩa là gì? Sẽ có nhiều bạn nhìn chữ kanji và nói "jitsugen suru" nghĩa là "thực hiện", và (2) "Yume ga jitsugen suru" là "Ước mơ thực hiện". Thực ra (1) "jitsugen suru" không phải là "thực hiện" mà là "được thực hiện" (tức là bị động trong tiếng Việt).

(1) 実現する = Được thực hiện
(2) 夢が実現する = Ước mơ được thực hiện
Còn "thực hiện" phải là "実現させる" (jitsugen saseru, tức là dạng 使役 = shieki (sai khiến) trong tiếng Nhật.
Nếu các bạn nhớ rằng:
実現する = Được thực hiện
実現させる = Thực hiện
thì các bạn sẽ không nhầm lẫn nữa.


Người Nhật có hay nhầm lẫn loại động từ?
Có, ví dụ từ 実現する ở trên hay bị nhầm thành:
夢を実現する
Thực ra phải là: 夢を実現させる
Cách nhầm này cũng tương tự trong tiếng  Việt với hai cách nói sau:
Ước mơ đã được thực hiện. (Đúng)
Ước mơ đã thực hiện. (Sai)
Tương tự với động từ "owaru" (xong, kết thúc):
宿題が終わった。
Bài tập về nhà đã xong.
宿題を終わらせた。
Tôi đã làm cho xong bài tập về nhà.
終わる=xong, kết thúc
終わらせる(=終える):làm cho xong, làm cho kết thúc


Một số điều cần nhớ về tự động từ và tha động từ
(1) Tự động từ trong tiếng Nhật = Bị động trong tiếng Việt
実現する= Được thực hiện
(2) Tha động từ tiếng Nhật có thể được tạo ra bằng dạng sai khiến (shieki) của tự động từ
終わる= xong (tự động từ)
終わらせる= làm cho xong (tha động từ)
実現する= được thực hiện (tự động từ)
実現させる= thực hiện (tha động từ)
(3) Tự động từ và tha động từ thường đi thành một cặp
Ví dụ: 叶う (kanau, thành sự thực), 叶える(kanaeru, làm cho thành hiện thực)
夢が叶う:Ước mơ thành hiện thực
夢を叶える:Biến ước mơ thành hiện thực


Phân loại về cách chia:
Động từ nhóm 1 (Động từ 5 đoạn, Ngũ đoạn động từ, Godan Doushi hay 五段動詞)
Động từ nhóm 2 (Động từ 1 đoạn, Nhất đoạn động từ, Ichidan Doushi hay 一段動詞)
Động từ bất quy tắc: suru (làm), iku (đi), kuru (đến)


Động từ nhóm 1 là động từ mà khi chia sẽ dùng đủ 5 hàng (a, i, u, e, o), điển hình là "nomu" (uống):
飲む: Nguyên dạng ("uống")
飲みます: Dạng lịch sự "masu" (hàng "i" + "masu")
飲んで: Sai bảo / Liên kết (mu -> "nde" んで, gu -> "ide", ku -> "ite", còn lại -> "tte" って)
飲める: Khả năng ("có thể uống")
飲まれる: Bị động ("bị uống")
飲ませる: Sai khiến (shieki, "bắt uống", "cho uống")
飲ませられる: Bị sai khiến ("bị bắt uống", "được cho uống")


Động từ nhóm 2 là động từ mà khi chia chỉ dùng 1 hàng (chỉ cần bỏ "ru" ở động từ nguyên dạng), điển hình là "taberu" (ăn):
食べる: Nguyên dạng ("ăn")
食べます: Dạng lịch sự "masu"
食べて: Sai bảo / Liên kết
食べられる: Khả năng ("có thể ăn", thêm "rareru")
食べられる: Bị động ("bị ăn", thêm "rareru")
食べさせる: Sai khiến (shieki, "bắt ăn", "cho ăn", thêm "saseru")
食べさせられる: Bị sai khiến ("bị bắt ăn", "được cho ăn", thêm "saserareru")


Động từ bất quy tắc:
suru する (làm):
する:Nguyên dạng
します:Dạng lịch sự "masu"
して:Sai bảo / Liên kết
できる:Khả năng
される:Bị động
させる:Sai khiến
させられる:Bị động sai khiến (bị sai khiến)


iku 行く(いく)(đi)
行く:Nguyên dạng
行きます:Dạng lịch sự "masu"
行って:Sai bảo / Liên kết (bất quy tắc ở đây, lẽ ra "ku" -> "ite")
行ける:Khả năng
行かれる:Bị động
行かせる:Sai khiến
行かせられる:Bị động sai khiến


kuru 来る(くる)(đến, tới)
来る(くる):Nguyên dạng
来ます(きます):Dạng "masu"
来て(きて):Sai bảo / Liên kết
来られる(こられる):Khả năng
来られる(こられる):Bị động
来させる(こさせる):Sai khiến
来させられる(こさせられる):Bị sai khiến


Cách chia động từ
Động từ nhóm 1 (godan doushi, động từ 5 đoạn hay ngũ đoạn động từ) đòi hỏi khi chia phải biến đổi hàng tương ứng:
i-gyou (い行, hàng "i") + "masu": かえります ("về")
e-gyou + "masu": かえれます ("có thể về"), khả năng
a-gyou + "reru": かえられる ("bị về"), bị động
a-gyou + "seru": かえらせる ("bắt về, cho về"), sai khiến (shieki)
a-gyou + "serareru": かえらせられる, bị động sai khiến (bị sai khiến)


Khi chia dạng sai bảo ("te"-form, "de"-form) của động từ nhóm 1 các bạn phải chú ý vì động từ kết thúc bởi "mu", "nu", "gu", "ku", "su" chia hơi khác. Thông thường sẽ chia là "tte" (って):
u, ru, tsu -> "tte":
言う(いう):言って(いって)
帰る(かえる):帰って(かえって)
立つ(たつ):立って(たって)
Riêng:
su -> "shite": 刺す(さす) → 刺して(さして) (đâm)
mu, nu -> "nde": 飲む → 飲んで(のんで) (uống), 死ぬ(しぬ)→死んで(しんで) (chết)
gu -> "ide": 泳ぐ(およぐ) → 泳いで(およいで) (bơi)
ku -> "ite": 除く(のぞく) → 除いて (のぞいて) (trừ ra)
Ví dụ khác: Đọc "yomu" -> "yonde".


Động từ nhóm 2 (ichidan doushi, động từ 1 đoạn hay nhất đoạn động từ) khi chia chỉ cần bỏ "ru" ở động từ nguyên dạng và thêm vào:
masu, te, rareru (khả năng, bị động), saseru (sai khiến), saserareru.
Chú ý là động từ nhóm 2 có dạng chỉ "khả năng" và "bị động" giống nhau (cùng chia là "rareru").


Phân biệt động từ nhóm 1 và nhóm 2
Động từ nhóm 2 bao giờ cũng kết thúc bằng "ru" và trước đó là hàng "e" (e-gyou) hoặc hàng "i" (i-gyou), ví dụ: kaeru (変える), iru (いる = ở), iru (射る = bắn), nobiru (伸びる、伸びる = kéo dài).
Những động từ như "nomu", "yomu", "iu", "taku" không kết thúc bằng "ru" nên không thể là động từ 1 đoạn (nhóm 2).


Hàng e/i + "ru" vẫn có thể là nhóm 1 (động từ 5 đoạn)
Tuy nhiên, những động từ kết thúc "ru" và trước đó là hàng "e" hoặc "i" chưa chắc đã là động từ 1 đoạn (nhóm 2), ví dụ:
kaeru (帰る = về nhà -> kaerimasu, kaette), iru (要る = cần -> irimasu, itte), ochiiru (陥る = rơi vào, rơi, mất) đều là động từ 5 đoạn (nhóm 1).


Động từ nhóm 1 và nhóm 2 khi chia dạng giả định ("nếu") đều giống nhau
Sẽ chia là: Hàng "e" + "ba":
nomu: nomeba (nếu uống)
taberu: tabereba (nếu ăn)


Có thể kết hợp các cách chia với nhau
Ví dụ:
走る:hasiru = chạy
走れる:hashireru = chạy được (có thể chạy)
走れば:hashireba = nếu chạy
走れれば:hashirereba = nếu chạy được


Chia động từ trong tiếng Nhật
Xin hãy xem bài sau:
Bảng chia động từ tiếng Nhật

58 nhận xét:

  1. cái này có phải là nội động từ với ngoại động từ không

    Trả lờiXóa
  2. Chào bạn, đúng là nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Nhật đó.

    Trả lờiXóa
  3. can viet them ve chi Hiragana vit toan can ji doc chua dc kho than moi hoc tieng nhat doc toan canji chet luon:(

    Trả lờiXóa
  4. rat tot:D.nhung to muon hoi.phan biet giua sai khien va sai bao nhu the nao.to tra dinh nghia thi khong co.thuong thi chi co sai khien:D.Chi bit tu dinh nghia no thoi,nhung to muon nghe y kien cau cho hieu them(dinh nghia sang tieng viet ay)

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết rất hay ! Nếu như không phải là người rất am hiểu về tiếng Nhật thì không thể viết 1 cách chi tiết và tường tận như vậy ! Cảm ơn admin rất nhiều ! Tôi thực sự thấy mình mở mang ra nhiều lắm ! Rất mong còn nhiều bài như vậy nữa.

    Trả lờiXóa
  6. potay moi hoc tiengnhat ma doc bai nay cua admin em chiu luon toan kanji ~.~

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn vào trang web " trans.hiragana.jp " sau đó chép link trang web này dán vào ô trống nhấn "go" là ok

      Xóa
  7. vậy thưa anh có nghuyên tắc nào để chuyển ngược lại từ thể masu sang thể gốc không ạ (kiểu như từ thể masu sang thể te ấy)

    hay phải học lại toàn bộ thể gốc của động từ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. i, chi, ri => tsu nhỏ + te
      ni, bi, mi => n + de
      ki, gi => i + te

      Xóa
    2. ki,gi => ide chứ không phải ite nhé bạn !
      thể từ điển thì bạn cứ chuyển hết đuôi về u là được mà
      tatoeba : ri -> ru , i -> u, ki ->ku , mi -> mu

      Xóa
  8. đoạn chia ĐT mình nhìn hơi khó hiểu Đây là cách chuyển từ nội ĐT sang ngoại ĐT hay gì ạ :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đây là chia động từ sang các thể trong tiếng nhật

      Xóa
  9. troi oi! ko bit dang hoc hanh kieu gi day. cang hoc cang quen la sao ca nha oi .hix bjo lẫn lộn tùng phèo hit len rui. ai co cack nao ko.

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. có fai : mu , nu ,fu => nde , chứ không fai mỗi mu , nu không add ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Động từ mà cũng kết thúc bằng "fu" được à?? Mình mới nghe lần đầu.

      Xóa
    2. mu, nu, bu chứ nhỉ? chắc bạn ấy gõ nhầm :)

      Xóa
  12. bai viet rat hay, rat de hieu, hy vong saroma co nhieu bai viet huu ich hon nua

    Trả lờiXóa
  13. hic, tui có ý kiến, sao admin kkhông làm cái ô gì mà thành viên hay khách ̣đều chat với nhau được ấy, không biết gọi là gì nhưng tui hay thấy bên phải hay trái màn hình ý, không biết gọi là gì. Tiện thể làm luôn phong tiếng nhật cho bà con gõ sẵn, ai thích hira-hay kanji hay romaji cũng ok.

    Trả lờiXóa
  14. tình hình là em mới hoc tiếng Nhật, đọc xong cái nỳ choáng luôn, ko biết theo nổi ko nữa.hix

    Trả lờiXóa
  15. khi tra động từ thì kế bên động từ nó có ghi thêm chữ v1, v5u, v5r, v5n....thì v1 là chỉ động tự nhóm 2, v5 là chỉ nhóm 1 (mấy cái chữ u,r,n...là để chí đuôi u,ru,nu...của động từ nhóm 1) phải không bạn?

    Trả lờiXóa
  16. ad ơi,có thể cho mình những thông tin liên quan về động từ "ăn",tức"taberu"dk k.mình đang làm bài tập đối chiếu động từ "ăn"trong tiếng nhật và tiếng việt.arigatou.

    Trả lờiXóa
  17. mình thấy vẫn còn mù mờ về tha động từ và tự động từ:
    vd だいがくにはいります(vào đại học: tự động từ)
    だいがくをでます(tốt nghiệp đại học: tha động từ) như vậy tốt nghiệp đại học tác động lên đối tượng nào mà là tha động từ. bạn nào hiểu rõ giải thích hộ mình với.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tác động lên daigaku đó bạn. từ tốt nghiêp nó là 1 từ khác , câu của bạn cũng không sai về nghĩa

      Xóa
    2. 大学を卒業する mới sát nghĩa hơn b a.

      Xóa
    3. cái tự động từ và tha động từ để phân biệt nó bắt buộc phải học để nhớ bạn ạ ! còn khi đọc mà bạn không hiểu nó là tha hay tự động từ thì nhìn vào trợ từ mà đoán , tha đi với wo mà tự thì đi với ga .

      Xóa
  18. hi theo mình được biết thì động từ trong tiếng nhật có một số quy luật đặc biệt là vào dùng trợ từ に ra を lên に xuống を. ví dụ như sawaru là sờ. khi sờ vào cái gì đó thì ta dùng trợ từ に chứ k phải を.電車に乗る (lên tàu) 電車を降りる(xuống tàu)..

    Trả lờiXóa
  19. ad ơi.khi tra từ điển vd "iru" thì khi nào mình biết là imasu khi nào là irimasu.

    Trả lờiXóa
  20. その夜、 私は12時過ぎまで (1 起きる ー> )。 雨が (2降るー> )。12時半ごろ、建物が強く揺れるのを (3感じるー> )

    admin oi xin chỉ dùm em bài tập trên với, em xin cám ơn! sách có ghi đáp án mà em không hiểu lắm.

    Trả lờiXóa
  21. Mình cũng đang chết trở với cái này. Nó khó hiểu quá.

    Trả lờiXóa
  22. nó ghi đáp án là
    起きていた
    降っていた
    感じた

    Mình dịch đoạn vd của bạn thế này:
    "Vào buổi tối nọ,tôi thức tới hơn 12h một chút,mưa rơi tầm tã.Khoảng 12h30 thì tôi cảm nhận được căn nhà bị chấn động."
    Bạn hãy hiểu thế này:hành động thức tới hơn 12h và mưa rơi diễn ra trong quá khứ và tiếp diễn tới thời điểm nói(thời điểm nhà bị chấn động nhé) =>> chia đt ở quá khứ tiếp diễn.
    Hành động nhà bị chấn động đã kết thúc tại thời điểm nói (ở đây là đang kể lại buổi tối hôm nọ) và không còn liên quan tới hiện tại =>> chia ở quá khứ!
    Bạn có thể đưa lên 1 VD mà cảm thấy khó hiểu nữa hi vọng mình có thể giải thích rõ ràng hơn cho bạn.
    đã bình luận 4 ngày cách đây bởi Khách

    Trả lờiXóa
  23. Vì sao lại させられる? mình học bên nhật, thầy cô bảo k có cách chia này! Giải thích giùm mình nhé. Cảm ơn nhiều ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc bạn nghe nhầm thôi he he. Hoặc thầy cô đó sai, nhưng khả năng này rất hiếm.

      Xóa
    2. Cũng giống như có người bảo không có cách nói "Tôi được công ty cho đi chơi" vậy

      Xóa
  24. Đọc cuốn syokyu thì chuyển sang ない、sau để ở ない chia theo nhóm độg từ. Là sao nhờ. Ad giải thích hộ mình vs. Ngày nào mình cũg xem tragg này. Nên sau khi thấy khác biệt. Khá hoang mag. Gomenasai:(

    Trả lờiXóa
  25. 休む chuyển sang thể khả năng là j

    Trả lờiXóa
  26. Trả lời bạn minhhang 236:大学に 入ります。(câu này từ hairimasu là tự động từ vì "việc vào ĐH là do bạn tự động vào mà ko bị ép buộc hay ai bắt được bạn vào". Còn câu "大学を 出ます”. câu này thì rõ rồi, việc bạn ra trường có phần tác động của nhà trường mà.:)) 

    Trả lờiXóa
  27. Cảm ơn bạn nhiều!
    Rất dễ hiểu!

    Trả lờiXóa
  28. Cho hỏi Tự động từ có chia thể Khả năng ko bạn? Các trường hợp nào ko chia thể khả năng?
    Cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
  29. cho em hỏi. trong thể sai khiến .VD
    1.sensei wa gakusei o tataxemashita thầy giáo bắt học sinh đứng lên .
    2.sensei wa gakusei ni kanji o oboexaxemasu thầy giáo bắt học sinh nhớ hán tự.
    em không hiểu tại sao đứng lên lại là tự động từ ,em có đi đọc sách thì sách nói là do bản thân tự vận động , nhưng đến câu thứ 2 nhớ hán tự, đó cũng là hành động do con người hành động, bản thân minh phai nho. vậy mà nó lại là tha động từ. em không hiểu về cách phân biệt tự động từ của người
    mong duoc giup do

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dễ hiểu mà bạn ơi, "đứng lên" là hạnh động ko có đối tượng nên nó là nội đt. Còn "nhớ hán tự" thì hành động là "nhớ" tác động lến đối tượng là "hán tự" nên nó là ngoại động từ. Bạn phải xác định đối tượng của động từ chứ ko phải bản thân mình tự vận động, chẳng có động từ nào mà bản thân ko phải tự vận động cả bạn ạ :)

      Xóa
  30. Viết sai rồi 落ちる thuộc nhóm 2 chứ ...

    Trả lờiXóa
  31. Gượm đã nào. Bạn có chắc là 行く thuộc động từ bất quy tắc không đấy? Mình tra nhiều nơi thấy đa phần bất động từ quy tắc chỉ có 2 từ là 来る và する, là được thống nhất. Một số tài liệu thì họ chấp nhận thêm cái ある.
    Còn từ điển mình tra cứu được thì biết ある thuộc dạng vừa là động từ 5 nhóm ru, vừa là động từ bất quy tắc. Còn từ 行く thì nó ghi là động từ 5 nhóm ku, và Yuku đặc biệt. Mình chưa thấy tài liệu nào khẳng định nó thuộc dạng bất quy tắt cả - cho đến lúc này.

    Trả lờiXóa
  32. Admin ơi, e k hiểu đoạn này cho lắm ạ.
    (1) 実現する
    (2) 夢が実現する
    Bạn nghĩ động từ trên nghĩa là gì? Sẽ có nhiều bạn nhìn chữ kanji và nói "jitsugen suru" nghĩa là "thực hiện", và (2) "Yume ga jitsugen suru" là "Ước mơ thực hiện". Thực ra (1) "jitsugen suru" không phải là "thực hiện" mà là "được thực hiện" (tức là bị động trong tiếng Việt).

    (1) 実現する = Được thực hiện
    (2) 夢が実現する = Ước mơ được thực hiện
    Còn "thực hiện" phải là "実現させる" (jitsugen saseru, tức là dạng 使役 = shieki (sai khiến) trong tiếng Nhật.
    Nếu các bạn nhớ rằng:
    実現する = Được thực hiện
    実現させる = Thực hiện
    thì các bạn sẽ không nhầm lẫn nữa.


    Người Nhật có hay nhầm lẫn loại động từ?
    Có, ví dụ từ 実現する ở trên hay bị nhầm thành:
    夢を実現する
    Thực ra phải là: 夢を実現させる

    Liệu có gì đối lập ở đoạn này k ạ. Tức là khi nói ước mơ được thực hiện lại dùng từ khác mà nói ước mơ đã được thực hiện lại dùng từ khác ạ. híc, e cứ quay cuồng đầu óc cả. xin admin giúp đỡ ạ :(

    Trả lờiXóa
  33. anh chị nào cho em hỏi với. Những cặp động từ ở cuối sách quyển minna no nihongo 2 là mình bắt buộc phải nhớ ạ, và nó có thể chia sang thể sai khiến để được tha động từ cho dễ nhớ không ạ.

    Trả lờiXóa
  34. anh/chị ơi làm thế nào để thành lập động từ từ tính từ vậy ạ?

    Trả lờiXóa
  35. anh/chị ơi làm thế nào để thành lập động từ từ tính từ vậy ạ?

    Trả lờiXóa
  36. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  37. ad cho tớ hỏi là nomimasu ý nó thuộc nhóm 1 mà tại sao lại chuyển thể toàn là ở nhóm 2 vậy ạ.
    nomimasu-> nomu,

    nomimasu-> nome ...

    phải không ạ???

    Trả lờiXóa
  38. Làm sao để nhớ hết được tự động từ và ngoại động từ ạ? Hay là mình phải học thuộc lòng các cặp ngoại động từ và tự động từ thông dụng ở cuốn mina?

    Trả lờiXóa
  39. Làm sao để nhớ hết được tự động từ và ngoại động từ ạ? Hay là mình phải học thuộc lòng các cặp ngoại động từ và tự động từ thông dụng ở cuốn mina?

    Trả lờiXóa
  40. Tôi bắt con tôi thực hiện ước mơ. Nói thế nào sensei

    Trả lờiXóa