Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Tùy cơ ứng biến (thi JLPT)

Lần này đi thi JLPT thì tôi lại không có chuẩn bị gì, vì công việc khá bận. Cũng không ôn luyện gì nhiều mà đi thi theo phương châm TÙY CƠ ỨNG BIẾN (随機応変).

"Tùy cơ ứng biến" nghĩa là thế nào?

"Tùy cơ" nghĩ là tùy theo tình hình, trạng thái ở nơi đó. "Ứng biến" nghĩa là hành động cho phù hợp với sự thay đổi, biến hóa ấy.

"Tùy cơ ứng biến" là tùy theo tình hình cụ thể lúc đó mà hành xử.

Đi thi JLPT lần này cũng vậy. Tôi chẳng ôn gì cả mà chỉ tùy cơ ứng biến. Tùy tình hình đề thi, chất lượng âm thanh vv thế nào rồi lúc đấy mới tính.

Về cách thi, chiến lược thi thì tôi hướng dẫn khá nhiều, nên sẽ vẫn áp dụng được. Quan trọng là làm bài nhanh, đọc thật nhanh. Trong các lớp Cú Mèo tôi đã hướng dẫn chi tiết cách thi và làm sao boost điểm thi lên cao nhất. Nên lần này đi thi theo phong cách UNG DUNG TỰ TẠI.

Trong tiếng Nhật thì "tùy cơ ứng biến" được gọi là 臨機応変 [lâm cơ ứng biến]. Tôi có dịch tại từ điển Yurica.

"Thuật" và "đạo" trong việc học tiếng Nhật

Cách đi thi làm sao điểm cao chỉ là "thuật" (tecnique). Còn chân tài thực học mới là "đạo". "Đạo" trong việc học tiếng Nhật chính là học từ vựng và phân biệt được sắc thái các từ với nhau.

Vì thế, tôi chỉ tập trung học từ vựng và phân biệt sắc thái, ngữ nghĩa, triết lý của từ vựng là chính. Cách học này mới giúp bất chiến tự nhiên thành. Mặc dù tôi có dạy nhiều "thuật" để boost điểm số tại lớp Cú Mèo nhưng không có "đạo" thì kết quả rất hạn chế. Vì thế, tại lớp Cú Mèo tôi dạy về "đạo" là chính, tức là phân biệt ngữ nghĩa, sắc thái các từ vựng, các mẫu câu với nhau.

Nếu chỉ biết "thuật" thì sẽ không thể tùy cơ ứng biến. Nếu biết "đạo" thì mới tùy cơ ứng biến được. Nếu không học "đạo", chỉ học "thuật" (mẹo để đi thi) và hi vọng đỗ thì chỉ là lạc quan tếu (tức là lạc quan mà không có căn cứ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét