Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

"Trẩu" nghĩa là gì?

"Trẻ trâu": Những người hoạt động trên mạng Internet thông qua tính năng bình luận để thể hiện quan điểm của bản thân và "ném đá" (đả kích, phỉ báng) người khác thường là với ngôn từ thô tục, không lịch sự, thể hiện kiến thức hay nhân sinh quan, thế giới quan nông cạn.

"Trẻ trâu" đọc lái lại thì là "trẩu tre" hay gọi tắt là "trẩu". Từ đồng nghĩa có "anh hùng bàn phím".

"Trẻ trâu" là cách gọi khinh miệt, hàm ý là giáo dưỡng thấp chỉ như là trẻ chăn trâu thất học. Tuy vậy, rõ ràng coi thường trẻ chăn trâu cũng lại là sự nông cạn vì đa số trẻ chăn trâu lại có nhân cách tốt. Tức là, những người khinh miệt người khác là "trẻ trâu" cũng có thể chính là "trẻ trâu".

Từ đó, để cho có vẻ "lịch sự" hơn, người ta chế ra từ "sửu nhi" là cách nói chữ hán của "trẻ trâu" (cách nói của người Việt với nhau không liên quan tới tiếng Trung).

Trong từ điển chữ Tôm, các chữ trên được viết như sau:

trẻ trâu: 児'牛"
trẩu tre: 丑°児°
sửu nhi: 丑児

Mặc dù gọi là "trẻ" nhưng những người bị gắn mác "trẻ trâu" có thể không trẻ, là trung niên hoặc người già, chỉ là bị ví rằng giáo dưỡng chỉ ngang với trẻ chăn trâu. Bản thân người gọi người khác là "trẻ trâu" có thể cũng chính là "trẻ trâu" và thậm chí giáo dưỡng còn thấp hơn.

Dịch "trẩu/trẻ trâu" ra tiếng Nhật

Trẩu/trẻ trâu/sửu nhi/anh hùng bàn phím: ネット右翼(ネットうよく) hay gọi tắt là ネットウヨ ネトウヨ (netouyo)

"Netto" (hay neto) là Internet, uyoku (hay gọi tắt uyo) là cánh hữu. Đây là những người hoạt động chỉ trên Internet, theo cánh hữu bài ngoại. Nên nhớ là cánh hữu cầm quyền ở Nhật Bản, đồng thời cũng là tư bản, tài phiệt và thao túng được truyền thông.

Tức là, nói thẳng ra, "trẻ trâu" chỉ là những người bị chăn dắt và không có tiếng nói trong xã hội thực, nên chỉ có thể lên mạng thể hiện "chính kiến", thường là những tư tưởng, kiến thức bị nhồi sọ và sùng bái lãnh đạo và tư bản.

Tức là họ không có cuộc sống tốt mà luôn luôn phải "cống hiến" cho tư bản, nên chỉ có thời gian lên mạng tranh cãi, phỉ báng lẫn nhau.

Như vậy, rõ ràng trẻ trâu là người sống ở thành phố, nhà không có điều kiện, trải nghiệm ít, chứ không phải là "trẻ chăn trâu ở nông thôn" như nghĩa gốc mà từ này nhắm tới.

"Trẻ trâu", những đối tượng mà từ này ám chỉ, hay bản thân từ này, chính là sản phẩm của xã hội tư bản công nghiệp, nơi con người làm việc như nô lệ hay máy móc trong các công xưởng, nhà máy, không có tiếng nói, không có thời gian để sống cuộc sống tự do mà bản thân mong muốn.

Nói cách khác, "trẻ trâu" hiểu là "nạn nhân của xã hội tư bản hoang dã" hay đúng ra gọi là xã hội nửa XXX (mị dân) nửa tư bản.
Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét