Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

"Láu cá" có gốc hán việt không?

Láu cá:
- Thông minh lanh lợi và hay bày trò lừa người khác
- láu và có nhiều mẹo vặt
Ví dụ: giở trò láu cá, thằng bé rất láu cá
Đồng nghĩa: láu tôm láu cá

"Láu cá" không phải từ gốc hán việt.

Đang khi bị đọc chệch thành "láo cá" nhưng cách đọc này không đúng (thường là ở miền nam do viết sai theo cách phát âm của "láu" và "láo" gần giống nhau).

"Láu tôm láu cá" là cách nói nhấn mạnh hay văn vẻ của "láu cá", kiểu như "lý do lý trấu" (đúng ra phải là "lý gio lý trấu"), chứ không thật sự có nghĩa "tôm cá" gì ở đây.

Chữ "láu" thì là láu lỉnh, còn "cá" thì là gì? Có phải là cá trong tôm cá không?

Tôi nghĩ là không phải là "tôm cá" mà là trong "cá cược", "cá độ". Tức là thông minh lanh lợi và hay bày trò đưa người khác vào một trò cá cược nào đó mà mình chắc chắn thắng nhưng tỏ ra không biết, để người khác tưởng là 50/50.

Ví dụ: Hãy coi chừng nếu nó đố bạn ăn tiền vì nó rất láu cá.

Vì thường thì nó chắc chắn sẽ thắng, nhưng tỏ ra như là 50/50 để dụ bạn. Thậm chí nó còn làm bạn cảm thấy phần thắng của mình lớn hơn để bạn tích cực tham gia. Như thế mới gọi là láu cá
Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét