Tháu cáy: Dùng thủ đoạn ma mãnh để gian lận hoặc trục lợi
Ví dụ: Tay chơi bài tháu cáy
Gốc hán việt của "tháu cáy": 偸鶏 (thâu kê, tức là trộm gà)
Nguồn gốc và cách đọc của "tháu cáy"
"Tháu cáy" là 偸鶏 (thâu kê, tức là trộm gà) và là cách đọc của người Quảng Đông (gọi tắt là người Quảng) của từ này.
偸鶏 = tau1 gai1 (Cantonese)
Vì sao lại là "trộm gà"?
Vì ngày xưa gà là tài sản giá trị, giống như là xe cộ ngày nay vậy. Hoặc giống như cún cảnh mà người ta nuôi. Vì thế, bọn trộm xe hay trộm chó luôn bị khinh ghét và đề phòng. Để trộm được gà thì phải ma mãnh. Sau này từ này trở thành tính từ chỉ sự "tháu cáy".
Hiện nay có một số cách giải thích bị sai rằng "tháu cáy" là 趕鶏 (giản thể: 赶鸡), "cản kê" tức là "đuổi gà". Trước hết thì "đuổi gà" không xấu hay không xấu đến thế, cùng lắm chỉ là trêu trọc gà mà thôi. Ngay cả chủ gà cũng có thể phải đuổi gà kia mà?
Hơn nữa, 趕鶏 không đọc được thành "tháu cáy":
趕鶏 = gon2 gai1 (Cantonese)
Do đó, "tháu cáy" không thể là "đuổi gà" được, mà phải là "trộm gà".
Trong từ điển chữ Tôm, do là cách đọc ngoại lai, "tháu cáy" được phiên thành 偸°鶏°. Chữ này thể hiện nguồn gốc chữ hán của "tháu cáy và các từ gốc tiếng Quảng khác như "sủi cảo", "sủi dìn", "há cảo", "màn thầu", "vằn thắn" vv cũng như thế.
Thật đúng là:
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh
言'郷'拱'拾'久‟長'、
買'楽'也'得'壱'幾'鼓'更
Takahashi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét