Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Tại sao "Iku zo" (行くぞ) nhưng lại "Ikou ze" (行こうぜ) ?

 "Zo" hay "ze" là sắc thái từ để cuối câu để biểu thị sắc thái thông báo thông tin cho người khác biết. Nghĩa của chúng giống nhau. Và cũng giống với "yo", biểu thị thông báo thông tin "đây, đấy, đâu" như S đã nói trước đây:

行きますよ = Tôi đi đây

彼は学生ですよ = Cậy ấy là học sinh đấy

好きじゃないよ = Tôi có thích đâu

"Zo" cũng như vậy nhưng chứng tỏ sự suồng sã:

だめだぞ! Đếch được đâu!

Ví dụ như thế. Nhưng tại sao nói 行くぞ = "Iku zo" nhưng dạng ý chí thì lại là 行こうぜ = "Ikou ze"?

Bởi vì nói thế sẽ thuận miệng hơn. Nếu nói "Ikou zo" thì có hai âm tiết cùng là "ô" dễ bị lẹo lưỡi.

Dịch nghĩa:

行くぞ = Đi đây / Lượn đây

行こうぜ (ý chí, "let's", chúng ta hãy) = Lượn nào! / Đi nào! (Bọn mình đi nào)

Ví dụ:

今度こそ気合いを入れてN1に合格するぞ!

今度こそ気合いを入れてN1に合格しようぜ!

Nhưng học mấy cái này thì được gì, chẳng phải cứ học dạng chuẩn よ và áp dụng cho an toàn?

Không học thì chưa chắc đã an toàn, vì tuy đây là ngôn ngữ nói, nhưng lại rất phổ biến. Tất nhiên bạn không thể nói với người vai vế trên hay trong hoàn cảnh trang trọng dạng "zo", "ze" được, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng với ngữ cảnh diễn tả suy nghĩ nội tâm vv của bạn. Như thế, bạn sẽ là người biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh, vì thế sẽ được nể trọng. Ví dụ, trong cuộc họp trang trọng bạn vẫn có thể nói:

これから会社のために、社長のために、命を投げ出しても新製品を開発しようと考えております。

Tuy sử dụng "ze" là ngôn từ suồng sã, nhưng đây là sự diễn tả nội tâm quyết tâm hi sinh vì công ty, vì "xã trưởng" (trưởng của "hội xã", tức giám đốc công ty), nên càng đáng quý. Thực tế nói thế này thường được yêu mến hơn là lúc nào cũng lịch sự 100%, vì trong nội tâm mà vẫn còn lịch sự thì đúng là kẻ yếu đuối, vô năng, làm sao có thể hi sinh vì công ty, vì xã trưởng cho được?

Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, những người như "xã trưởng" sẽ dùng "zo", "ze" thường xuyên nên bạn cũng phải thành thạo để nghe cho quen.

Nhân tiện, vì sao lại dùng "zo" thay cho "yo"?

Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét