Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

"Mầu nhiệm" có phải gốc chữ Hán không?

"Mầu nhiệm" hay "nhiệm mầu" (cũng nói là "màu nhiệm" hay "nhiệm màu") là nói về thứ gì đó có tác dụng một cách tài tình và ta cảm nhận được tác dụng của nó, nhưng lại cao siêu, kín đáo, khó nhận biết được.

Ví dụ: cuộc sống nhiệm mầu, phương thuốc mầu nhiệm

Chưa có bài nào phân tích thấu đáo về nguồn gốc chữ Hán của "mầu nhiệm" và đây là bài đầu tiên. Đây có thể là gốc chữ Hán của "mầu nhiệm":

Tiếng Việt: "mầu nhiệm", chữ Tôm/Hán tự: 妙°験° [âm Hán Việt: diệu nghiệm] 

Nguồn: Từ điển Hán Tôm - Phương Mai Từ Điển

Phân tích:

Ở đây, "mầu" hay "màu" chắc chắn không phải là màu sắc và "nhiệm" không phải là ủy nhiệm, nhiệm vụ. Mặc dù thế, chữ "mầu nhiệm" này lại rất có vẻ là từ gốc Hán. Nhìn kỹ ý nghĩa của nó thì ta thấy là nó có hai phần nghĩa một là "tác dụng mà ta cảm nhận thấy" và "cao siêu, kín đáo, khó hiểu", từ đây sẽ gợi ý cho chúng ta cách lần ngược về gốc Hán của nó. Quan trọng là QUÁ TRÌNH TƯ DUY NGÔN NGỮ, chứ thành quả chỉ là kết quả sau cùng.

Trong tiếng Hán, việc cảm nhận thấy, hay nghiệm ra, tức là kinh nghiệm, trải nghiệm sẽ thường hay sử dụng chữ 験 NGHIỆM.

Còn thứ cao siêu, khó nắm bắt thì chúng ta hay sử dụng 妙 DIỆU, ví dụ kỳ diệu, huyền diệu, tuyệt diệt, vi diệu, vv.

Khi kết hợp hai chữ Hán này ta có nghĩa trùng khớp với "mầu nhiệm", hơn nữa, cách đọc lại rất giống nhau, nên tôi cho rằng, nguồn gốc của MẦU NHIỆM chính là 妙験 DIỆU NGHIỆM.

Tức là chữ này đã được Việt hóa tới mức gần giống như tiếng Việt, giống như từ chợ búa hay góa bụa.

Các bạn cũng có thể tra các từ khác trên từ điển Hán Tôm - Từ điển Yurica.

Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét