Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Kanji "ba ngựa leo cây"

Chữ này:
=> Tra nghĩa  trên Yurica Kanji Dictionary

Hình ảnh:


Ba con ngựa (tam mã) leo lên cây? Có nghĩa là gì?

Ba con ngựa (馬 MÃ, uma) là chỉ có cả một bầy ngựa đông đảo, có nhiều tới mức còn chẳng có đường mà đi, nên phải leo lên cây?

Chiết tự chữ 䯂 này thì gồm có  (kanji 3 ngựa) trên cây (木). Bạn có thể tra chữ 3 ngựa (tam mã) ở từ điển Yurica Kanji, 驫 nghĩa là "ngựa chạy thành bầy đông đảo".

Đông tới mức phải leo lên cả cây rồi, bầy ngựa này sinh đẻ cũng năng suất phết.

Vì thế chữ kanji này có nghĩa là:

= Đông như quân Nguyên, nhiều nhung nhúc.
Âm đọc: đuyên, nhúc

Tính từ (do S đề xuất là) 䯂しい, ví dụ chúng ta muốn nói là: "Giặc đông như quân Nguyên, chúng tôi buộc phải triệt thoái" thì nói thế nào?

敵軍は䯂しくて、撤退せざるを得なかった。

Vì không có âm hán việt nên Yurica phiên thành "đuyên" (từ đông như quân Nguyên), "nhúc" (từ nhiều nhung nhúc).

Góc dã sử: Chữ kanji của Việt Nam?

Tôi cho rằng chữ kanji này có thể xuất phát từ ... Việt Nam. Vì thời đó quân giặc đông quá, tay nào cũng cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi, nếu cứ dềnh dàng mà viết báo cáo "Tôi nghĩ quân ta nên rút lui bảo toàn lực lượng" thì có khi giặc đã bắn chết rồi. Nên chiến sỹ của ta nghĩ ra một cách viết cực kỳ ngắn gọn, để diễn tả chính xác tình hình chiến trường.

Nhìn đâu cũng thấy quân giặc phóng như bay, chật cả đường, phi cả lên bụi, lên cây để đi, quân ta chết như rạ dưới mưa tên của quân thù, nên chiến sỹ đã dùng máu đồng đội (do giặc giết chứ không phải là chiến sỹ tự giết đồng đội để lấy máu viết) viết chữ này lên thư báo, rồi thả xuống sông cho nhanh.

Nhờ kịp báo tình hình về hậu phương, mà hậu phương của ta toàn người giỏi "chiết tự", nên hiểu ngay tình hình, theo dòng sông mà rút về hậu phương, vừa tổ chức phòng thủ, vừa bảo toàn lực lượng.

Có một số thư báo trôi ra biển, tình cờ có thương thuyền Nhật Bản đi qua, nên chữ này được truyền bá sang tận Nhật Bản.

Về sau, nghe được quân ta đại thắng quân Nguyên, chữ này trở thành "đông như quân Nguyên".

Tôi đoán thế!

Chứng tỏ, người Việt cũng sáng chế ra rất nhiều kanji khó và hay, và nhiều chữ kanji ở Nhật ngày nay là xuất xứ từ VN.
Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét