"Cưa" có lẽ từ chữ 鋸 CƯ mà ra, có nghĩa là "cưa". Tiếng Nhật 鋸 là のこぎり nokogiri hay のこ noko. Để gõ chữ 鋸 thì bạn bật chế độ gõ tiếng Nhật và gõ nokogiri hay noko.
Giải tự 鋸
鋸 (CƯ) = 金 (KIM) + 居 (CƯ)
金 KIM = kim loại, vàng居 CƯ = ở, cư trú (mái nhà cũ 古 CỔ che mưa nắng)
丸ノコ marunoko nghĩa là "cưa tròn".
"Mạt cưa" (sawdust) tiếng Nhật là オガクズ (hán tự: 大鋸屑 đại cư tiết).
>>Xem nghĩa của kuzu
Đơm đặt, bịa chuyện để nhớ từ "cưa" của Saromalang:
NÓNG CỌC, cưa nhiều thì nóng cọc => CƯA = NOKO, thêm KIRI là cắt thành NOKOGIRI (biến âm) ^^
Ư -> U còn có tự (似) -> tựa. VD: Nhìn A và B cứ tựa tựa nhau.
Trả lờiXóaCẮT thật ra là 割 CÁT trong tiếng Nhật là 割る waru phá vỡ, 割れる wareru bị vỡ
Trả lờiXóanăm = 年 NIÊN (NEN)
Trả lờiXóaquần = 裙 QUẦN, tiếng Nhật hình như không dùng chữ này nữa nhưng tiếng Trung thì có chữ 裙子 QUẦN TỬ thì lại là váy, skirt
Quần trong tiếng Trung thì lại là 褲子 KHỐ TỬ tức là "cái khố".
Chữ Áo tiếng Việt thật ra cũng là có chữ hán đó là 襖 ÁO có bộ Y 衣 với 奥 ÁO/ỐC.
Ngày nay tiếng Trung vẫn có từ 襖裙 ÁO QUẦN hay chữ giản thể là 袄裙 nhưng thật ra là chỉ trang phục truyền thống Ogun của Triều Tiên. Ogun chính là chữ 襖裙 áo quần.
Nó giống như 着物 KIMONO [TRƯỚC VẬT], trước là mặc lên người và vật là đồ, đồ dùng. KIMONO chỉ là đồ để mặc lên người. Ngày xưa người Nhật đi làm đồng cũng mặc kimono. Còn áo kimono ngày nay là loại cách điệu mà thôi.
Ở Việt Nam thì có "áo dài" vốn là áo và dài, là danh từ chung. Về sau thành danh từ riêng chỉ áo dài mà phụ nữ hay mặc và cũng được cách điệu lên. Tiếng Nhật thì phiên âm ra thành アオザイ hay アオヤイ nếu đọc theo giọng miền nam.
Chữ nôm của áo dài là 襖𨱽. Trong tiếng Trung thì gọi là 奧黛 (ốc đại/áo đại) và đây chỉ là phiên âm.
鋸 (CƯ) = 金 (KIM) + 居 (CƯ)
Trả lờiXóabài viết hữu ích . tìm hiểu văn hóa ăn uống của người nhật