Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Phân biệt "tế nhị" và "ý nhị"

TẾ NHỊ
tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong cách ứng xử, biết chú ý đến cả những điểm rất nhỏ thường dễ bị bỏ qua
từ chối một cách tế nhị
lời nói thiếu tế nhị
tế nhị không nhắc lại chuyện cũ
có những tình tiết tinh tế, sâu kín thường khó nói ra hoặc không tiện nói ra được
một cái nhìn hết sức tế nhị
vấn đề tế nhị
lí do tế nhị

Ý NHỊ
"Ý nhị" thì cơ bản cũng là tế nhị thôi, nhưng hơi khác nhau. Thường thì người ta chỉ biết "tế nhị" mà không biết "ý nhị" vì thế không dùng từ này.

Muốn ăn nói tốt thì vốn từ phải lớn, tức là phải vận dụng được, mà muốn vận dụng được, phải hiểu được khác biệt nhỏ (gọi là SUBTLE) giữa các từ với nhau.

Dưới đây Saromalang phân biệt hai từ này:

TẾ NHỊ: Thường chỉ hành động tinh tế, khéo léo, nhã nhặn vv, để không mất lòng hay làm phật lòng người khác. Một người tế nhị là một người có hành động, lời nói tế nhị. Như vậy, "tế nhị" thường chỉ hành động, lời nói tinh tế, hay con người có những hành động, lời nói như thế.

Ý NHỊ: Hàm ý tế nhị. "Ý nhị" thì nhấn mạnh tới "hàm ý" trong lời nói vv.
Ý nhị = hàm ý tinh tế, tức là những người không có đầu óc nhạy cảm sẽ không nhận ra được.

Chứ chưa chắc "ý nhị" đã không làm mất lòng người khác như "tế nhị", có điều là lúc đấy vì họ chưa xử lý được nên chưa mất lòng thôi. ^^ Vẫn giữ được hòa khí mà vẫn nói được điều mình muốn nói.

Nên, ăn nói "ý nhị" cũng là điều cần thiết trong cuộc sống. Đối với kẻ xấu nửa mùa, thay vì chửi thẳng mặt, thì chỉ cần nói một cách "ý nhị" thì hiệu quả cao hơn nhiều.
Takahashi

Bài tập cho các bạn cuồng tiếng Nhật: Dịch các từ sau ra tiếng Nhật
(1) TINH TẾ
(2) TẾ NHỊ
(3) Ý NHỊ

Bonus: Thế nào là "tế nhị"?

Có câu chuyện thế này.

Có một ông lão 80 râu tóc đã bạc phơ chạy tới khoe với cha xứ:
- Thưa cha, cô vợ 20 tuổi mới sinh cho con một cậu con trai. Liệu đây có phải là điều kỳ diệu của Chúa?

Cha xứ từ tốn trả lời:
- Để cha kể cho con nghe chuyện này. Thời trẻ có một lần cha đi lang thang trong rừng, bỗng đâu một con hổ lớn xuất hiện trước mặt và sắp sửa lao vào ăn thịt cha. Cha hoảng quá liền vơ đại một cái cành cây khô ven đường nhằm thẳng vào con hổ và hét lớn "Pằng", thế là con hổ lăn ra chết.

Ông lão: Có phải đó là điều kỳ diệu của Chúa?

Cha xứ: Không hẳn con ạ. Vì lúc đó đằng sau cha là một thợ săn với một KHẨU SÚNG THẬT trong tay.

Hi vọng các bạn đã hiểu thế nào là "tế nhị".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét