Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Vì sao giải Premier League rất ít huấn luyện viên người Anh?

Theo thống kê thì Premier League - giải đấu bóng đá cao nhất Anh quốc với 20 đội tham gia và được coi là giải đấu bóng đá giàu nhất nhờ tiền bản quyền truyền hình - chỉ có 3 huấn luyện viên người Anh. Điều này đặt ra vấn đề liệu rằng các huấn luyện viên người Anh không thực sự giỏi?

Premier League bao giờ cũng quy tụ rất nhiều cầu thủ, huấn luyện viên quốc tế 
nổi tiếng vì lý do ngôn ngữ. Trong ảnh là danh thủ Gianfranco Zola.

Theo tôi, vấn đề lại nằm ở chìa khóa ngôn ngữ. Anh quốc là một trong các nền giáo dục hàng đầu thế giới, thể thao, nhất là bóng đá, phát triển rất mạnh tại đây. Họ là quê hương của bóng đá với giải đấu lâu đời nhất thế giới là cúp FA. Nhiều đội bóng danh tiếng ở châu Âu có tiền thân là do người Anh lập ra. Vì lẽ nào mà lại ít huấn luyện viên giỏi người Anh như vậy?


Theo tôi thì vấn đề không phải là huấn luyện viên người Anh không giỏi mà vì có rất nhiều huấn luyện viên quốc tế tới Anh làm việc vì hai lý do:
(1) Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh nên ai cũng có thể nói được
(2) Tiền bạc nhiều

Làm việc ở Anh là dễ nhất, hơn hẳn Đức, Pháp, Hà Lan và chắc chắn là hơn đứt Đông Âu. Vì làm ở các nước còn lại thì ít nhất bạn phải nói được thứ tiếng của họ. Học tiếng Đức, Pháp thì còn đỡ, học tiếng Đông Âu thì chắc không nhiều người mong muốn. Ngược lại, làm việc ở Anh thì chỉ cần nói tiếng Anh mà phần lớn các huấn luyện viên giỏi đều nói tốt tiếng Anh vì ngôn ngữ chung ở nhiều câu lạc bộ lớn là tiếng Anh (do có cầu thủ thuộc nhiều quốc tịch, nhiều ngôn ngữ).

Chưa kể, nói chuyện với ban lãnh đạo đội bóng ở Anh bằng tiếng Anh dễ hơn nhiều ở Đức, Pháp khi phải nói chuyện bằng ngôn ngữ của họ.

Một đặc điểm nữa là các cầu thủ quốc tế cũng có xu hướng sang Anh vì thu nhập cao và có thể sử dụng tiếng Anh. Ví dụ Chelsea từ ngày xưa đã được coi là đội bóng "liên hiệp quốc" với cầu thủ rất nhiều quốc tịch. Làm ở London thì lương cao lại tương đối dễ sống, dễ giao tiếp không chỉ cho cầu thủ mà cho cả gia đình cầu thủ.

Vì lý do ngôn ngữ này mà các huấn luyện viên, cầu thủ giỏi đều có xu hướng sang Anh nhiều hơn là các nơi khác. Vì nhiều huấn luyện viên và cầu thủ giỏi mà huấn luyện viên người Anh, cầu thủ người Anh có vẻ lép vế. Đây cũng là lý do mà các tài năng trẻ bóng đá ở Anh ít khi được sử dụng đúng mực và quả thật họ tương đối bất lợi so với cầu thủ Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan.

Nhưng ở chiều ngược lại, vì thi đấu trong giải đấu mang tính quốc tế cao nên các cầu thủ ở Anh kiếm được khá nhiều tiền so với các giải đấu khác (một cầu thủ dạng trung bình ở Anh cũng có thu nhập bằng các cầu thủ dạng khá hoặc dạng sao ở các giải khác). Ngày nay, nhờ tiền bản quyền truyền hình khổng lồ mà Premier League đã trở thành con gà đẻ trứng vàng và tạo tiềm lực kinh tế cho các câu lạc bộ trong giải. Vì các đội đều có tiền rủng rỉnh để mua sắm cầu thủ nên đây có lẽ là một trong những giải đấu gây ra nhiều bất ngờ nhất. Điều đặc biệt của các đội bóng Anh là đội nhỏ cũng có thể quật ngã đội lớn.

Trong bóng đá khi đội bạn bế tắc hoàn toàn thì việc duy nhất bạn cần làm
và nên làm là chuyền thẳng lên cho những tiền đạo to khỏe như Didier Drogba.

Chiến lược của họ thế này: Dùng một tiền đạo da đen và một tiền vệ da đen. Có bóng là tiền vệ dốc bóng thật lực và chuyền cho tiền đạo kết thúc. Các cầu thủ này thường rất khỏe và hậu vệ hiếm khi xô ngã được họ. Chỉ cần cố thủ và chuyền dài lên để cho tiền đạo dốc bóng và xử lý khâu cuối cùng.
Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét