Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Phân biệt "định kiến" và "thành kiến"

"Định kiến" và "thành kiến" khác nhau như thế nào?

"Định kiến" là dạng quan điểm đã được hình thành sẵn về mặt xã hội, tôn giáo vv của một tập đoàn đối với một tập đoàn khác. Thông thường chúng ta sử dụng dưới dạng cụm từ "định kiến xã hội" tức là quan điểm, ý kiến đã cố định của xã hội đối với một đối tượng nào đó.

Ví dụ: Định kiến xã hội đối với người bị bệnh tâm thần

Như vậy "định kiến" là quan điểm, ý kiến đã HÌNH THÀNH TRƯỚC trải nghiệm thực tế. Bạn không cần trải nghiệm đã có sẵn định kiến như thế, thường là do xã hội, tập đoàn tôn giáo vv nhồi sọ sẵn.

Còn "thành kiến" thì lại hơi khác: THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM của chính bạn mà hình thành ý kiến, quan điểm về một tập thể, nhóm người nào đó.

Tóm lại thì "định kiến" là thứ có trước cả trải nghiệm thực tế, còn "thành kiến" là thứ mà có sau trải nghiệm thực tế của cá nhân bạn (có thể là nhiều lần với nhiều đối tượng).

Ví dụ: Từ những trải nghiệm không mấy vui vẻ, cậu ấy đã bắt đầu có thành kiến với người Nhật rằng họ lịch sự một cách giả tạo.

Về chữ hán thì định kiến là 定見 còn thành kiến là 成見 nhưng chữ 成見 không sử dụng như từ ngữ trong tiếng Nhật.

Ngoài ra còn có THIÊN KIẾN (偏見=へんけん) tức là cách nhìn thiên lệch, lệch về một phía.

"Định kiến" hay "thành kiến" thường dẫn đến PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ:

差別
さべつ。[Sai biệt] = Phân biệt đối xử, DISCRIMINATION

Trong tiếng Nhật thì:
Định kiến = 先入観(せんにゅうかん)
Thành kiến = 抵抗感(ていこうかん)?違和感(いわかん)?

Bài tập: Tìm hiểu ý nghĩa các từ sau
偏見(へんけん) [thiên kiến]
定見(ていけん) [định kiến]
抵抗感(ていこうかん) [đề kháng cảm]
違和感(いわかん) [vi hòa cảm]
固定観念(こていかんねん) [cố định quan niệm]
固着観念(こちゃくかんねん) [cố trước quan niệm]
執着(しゅうちゃく) [chấp trước]
思い込み(おもいこみ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét