Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

王道 "VƯƠNG ĐẠO" trong cuộc đời

王道 VƯƠNG ĐẠO nghĩa là gì?

Nghĩa đen của 王道 "vương đạo" là "con đường hoàng gia (royal road)", ban đầu cứ ngỡ đó là "con đường đúng đắn" vì theo quan điểm nho giáo thì vua luôn đúng, nếu vua sai thì bạn ra pháp trường. ^^

Nhưng hóa ra không phải. "Vương đạo" có hai nghĩa căn bản:

おうどう【王道】

尭(ぎよう)・舜(しゆん)ら先王の行なった、仁徳に基づく政治。儒家の理想とする政治思想で、孟子によって大成された。 ↔ 覇道はどう

〔royal road の訳語〕 安易な方法。楽な道。近道。 「学問に-なし」

Nghĩa thứ nhất là tư tưởng nho giáo về nền chính trị dựa trên nhân đức mà các vua trước như Nghiêu, Thuấn đã thực hiện. Trong nghĩa này, từ trái nghĩa với "vương đạo" là "bá đạo" 覇道, tức là nền chính trị cai trị bằng quyền lực và sự cưỡng chế.

Nhưng nghĩa thứ hai là "phương pháp dễ dàng, con đường dễ dàng, con đường tắt".

Nghĩa này không phải là vốn có trong tiếng Nhật mà là dịch từ "royal road" trong tiếng Anh ra. "Royal road" được hiểu là con đường dễ dàng, vì con đường của hoàng gia mà còn không dễ thì ai dễ vào đây nữa?

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta dùng "vương đạo" theo nghĩa "con đường dễ dàng, cách dễ dàng" (kiểu "bất chiến tự nhiên thành").

Ví dụ: 学問に王道なし = Không có con đường dễ dàng trong học vấn

Hoặc tôi chế ra câu này:
「資本主義に反対します。社会主義に反対します。」と何にでも反対する人がいるけれど、それはただ被害者意識にすぎないと思う。どんな社会でも一生懸命仕事をしてその労働で報酬を得てそのお金で時間を買ったり幸せを買ったりするのは王道じゃなかろうか。
Có những người cái gì cũng phản đối như "Tôi phản đối chủ nghĩa tư bản. Tôi phản đối chủ nghĩa xã hội." nhưng tôi nghĩ đó chẳng qua chỉ là ý thức (bản thân là) nạn nhân. Cho dù xã hội như thế nào thì chẳng phải làm việc hết sức để nhận tiền công dựa trên lao động đó rồi mua thời gian, mua hạnh phúc bằng số tiền đó là "vương đạo" (con đường dễ dàng) hay sao?
Như thế, "vương đạo" thật sự trong cuộc đời là học tập và lao động, không phải đấu tranh chính trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét