不条理 "bất điều lý" ふじょうり
理不尽 "lý bất tận" りふじん
Chúng đều có nghĩa là "phi lý", nhưng hai sắc thái lại khác nhau, do đó mà cách dùng khác nhau:
Bất điều lý
1 筋道が通らないこと。道理に合わないこと。また、そのさま。「不条理な話」
2 実存主義の用語。人生に何の意義も見いだせない人間存在の絶望的状況。カミュの不条理の哲学によって知られる。
《名・ダナ》事柄の筋道が立たないこと。 「人生の不条理 」
Ví dụ 人生の不条理 sự phi lý trong cuộc đời ("bất điều lý" của "nhân sinh")
不条理な話 = câu chuyện phi lý
"Bất điều lý" là nói về tính chất phi lý một cách khách quan của sự vật sự việc.
Lý bất tận
[名・形動]道理をつくさないこと。道理に合わないこと。また、そのさま。「理不尽な要求」「理不尽な扱い」"Lý bất tận" nói về sự phi lý trong thái độ, cách thức đối xử, yêu cầu, ...
物事の筋道が通らないこと。道理にあわないこと。また、そのさま。無理無体。 「 -な要求」 「 -な仕打ち」
Có thể dịch ra là "quá vô lý, quá mức phi lý".
理不尽な要求 = yêu cầu phi lý, yêu cầu vô lý
Bài tập: Hãy phân tích ngữ nghĩa của 不条理 "bất điều lý" và 理不尽 "lý bất tận".
Sự phi lý trong cuộc đời = 人生の不条理
Đây cũng là một chủ đề khi học về ngôn ngữ - triết lý. Tất nhiên việc học, đặc biệt học ngôn ngữ, không dành cho người ít đọc, ít viết. Vì thế mà họ không nhận ra sự phi lý trong cuộc đời, luôn miệt mài "đấu tranh chính trị", chết chìm trong sự phi lý của cuộc đời họ mà thôi. Vì họ có đọc bao giờ đâu mà biết. Đây gọi là sự "thất học" hay "mù chữ".Tóm lại thì cuộc đời họ "bất điều lý" nên họ thường đưa ra các yêu cầu "lý bất tận" đòi hỏi cuộc đời chiều theo ý mình, đòi hỏi người khác phải làm hài lòng mình, đòi đủ thứ và ăn vạ cuộc đời. Sống theo phong cách kiểu ăn vạ cuộc đời.
Dưới đây là ví dụ về sự phi lý trong cuộc đời.
Cuộc đời quá bất hợp lý!
Vì không có trí tuệ nên không có tư tưởng. Vì không có tư tưởng nên không có sự tận hiến. Vì không có sự tận hiến nên không thể thay đổi được số phận.
Chẳng phải mọi thứ do số phận và di truyền quyết định ngay từ đầu?
Thời trẻ thì sùng bái cha mẹ, sống vì cha mẹ để quên đi thất bại của bản thân.
Về già thì sùng bái con cái, sống vì con cái để quên đi sự trống rỗng của cuộc đời.
Rốt cuộc, cuộc đời vẫn trống rỗng, càng quàng thêm nhiều thứ vào càng trống rỗng, không hiểu mình là ai, sống vì điều gì, vận mệnh của mình là gì. Cuộc đời đã thối nát toàn tập.
Toàn những yếu tố tiêu cực nên không thể sống thanh thản được. Bám víu vào chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa bầy đàn để tìm sự thanh thản, thì khác nào nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu thêm. Tự lúc nào nhìn vào gương thấy một kẻ xác sống xa lạ không còn lòng nhiệt huyết đấu tranh. Vì không có lý tưởng! Cũng chẳng có tài năng gì đặc biệt, không biết sống để phục vụ ai, nên phục vụ sứ mệnh gì.
Hãy dành cho họ sự tôn trọng và tràng pháo tay lần cuối: Sống thế là có dũng khí, rất dũng khí! ^^
Cuộc đời hợp lý trong sự phi lý: Không có công lý và trật tự cho những kẻ tư lợi.
Vì kẻ tư lợi không bao giờ làm điều công ích, hay theo đuổi đam mê, trừ những thứ vì lợi ích gián tiếp. Luôn khoác lên mình bộ áo "người tốt" kệch cỡm, nhưng chẳng phải cuộc đời vẫn quá phi lý hay sao? Có nỗ lực cũng chẳng thành công, có cố gắng làm "người tốt" cũng chẳng bao giờ thấy báo đáp, bịa ra khái niệm "kiếp sau" để phủ nhận cuộc đời toàn bi hài kịch rẻ tiền.
Vấn đề là LUÂN LÝ: Những người có cha mẹ có nhân cách thì đã học luân lý ngay từ đầu. Chỉ khi có luân lý thì cuộc đời mới hợp lý. Luân lý không đảm bảo thành công hay hạnh phúc, nhưng ít ra, kể cả bạn thất bại hay đau khổ thì vẫn biết được lý do. Và vẫn có thể đứng dậy, mỗi lần lại mạnh mẽ hơn.
Luân lý là thứ mà kẻ tư lợi không bao giờ có, và không bao giờ học được. Vì thế mà cuộc đời trở nên phi lý. Rằng tôi đã nỗ lực hơn, lẽ ra tôi phải thành công hơn, nhưng tôi đã thất bại. Rằng tôi là người tốt, lẽ ra tôi phải hạnh phúc, nhưng tôi đau khổ. Muốn nhìn thấy sự hợp lý thì hãy chất vấn cha mẹ và gien di truyền. Có khi phải lục tung cả gia phả xem đã có ai từng xả thân vì nghĩa chưa, hay chỉ toàn sống phong cách tư lợi.
Takahashi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét