Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Phẩm cách huấn luyện viên

Không bao giờ viết câu sai lên bảng!


Có một điều mà tôi luôn chú ý khi dạy ở lớp Cú Mèo (cả lớp offline tại văn phòng Saroma lẫn lớp online dành cho các bạn theo học): Không bao giờ viết ra câu sai để ví dụ nó là sai (rồi gạch nó đi):

Viết câu sai rồi gạch là không nên

Lý do là như vậy trong ký ức ngắn hạn sẽ có HÌNH ẢNH của câu đó và do đó, khi đi thi bạn sẽ dễ làm sai (dù đã học rằng nó là sai nhưng ký ức ngắn hạn thì ai mà nhớ đúng không?).

Bạn chỉ nên VÍ DỤ CÂU ĐÚNG.

Tôi lấy ví dụ thế này, どう và いかが thì khác nhau như thế nào? Đa phần đều dịch là "how" nhưng không đúng.
どう = HOW
いかが= HOW ABOUT

どう chỉ là hỏi chung "như thế nào", nó có thể đứng đầu câu hay cuối câu:

どう漢字を勉強しますか? Dou kanji wo benkyou shimasuka? Học chữ hán như thế nào ạ?
お茶はどうですか? Ocha wa dou desuka? Nước trà thì sao ạ? (Anh/chị dùng trà không?) [đây là lời mời dùng trà]

Còn いかが thì không thể dùng đầu câu mà phải dùng trong lời mời (đây là TÔN KÍNH):

お茶はいかがですか? Ocha wa ikaga desuka? [Nước trà thì sao ạ?] Anh/chị có muốn dùng trà không ạ?

Như vậy khi học từ vựng thì nên học thế này:
どう = như thế nào, ... thì thế nào ạ?
いかが = ... thì thế nào ạ (mời dùng trà ,...)

Như vậy sẽ dễ nhớ hơn đúng không?
Tại lớp Cú Mèo sẽ đi theo phương châm làm sao dễ nhớ nhất và DỊCH CHÍNH XÁC nhất. Nếu bạn muốn học tốt ngữ pháp một cách lâu dài thì phải DỊCH CHUẨN (cả ngữ nghĩa lẫn sắc thái). Nếu không thì bạn lại xây lâu đài trên cát.

Sắp tới sẽ mở lớp Cú Mèo Du Học (trình độ N5) tài liệu của Saromalang!


2 nhận xét: