Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

TÍNH TỪ LÀ GÌ?


Để học một cách bài bản thì chúng ta sẽ bắt đầu bằng học những từ vựng cơ bản. Từ vựng cơ bản gồm có:
  • 名詞 meishi [danh từ] = Noun, danh từ
  • 動詞 doushi [động từ] = Verb, động từ
  • 形容詞 keiyoushi [hình dung từ] = Adjective, tính từ

Ngoài ra còn có danh động từ (VN), trạng từ (trạng ngữ), liên từ, chữ số (số đếm), đại từ nhân xưng, v.v...

Trong bài hôm nay, chúng ta học về:

TÍNH TỪ TRONG TIẾNG NHẬT

Tính từ tiếng Nhật gọi là 形容詞 keiyoushi [hình dung từ]. Tính từ là những từ dùng để MÔ TẢ tính chất của sự vật, sự việc (tức là tính chất của DANH TỪ 名詞 meishi nào đó).

Trong tiếng Nhật, có 2 dạng tính từ là tính từ い (Aい) và tính từ な (Aな). Nếu bạn chưa biết về hai loại này xin hãy xem bài viết Tính từ N5.

VAI TRÒ CỦA TÍNH TỪ TRONG TIẾNG NHẬT

VAI TRÒ 1: LÀM VỊ NGỮ TRONG CÂU
Mẫu ngữ pháp: NはAです。(Đây là DẠNG LỊCH SỰ)
Ví dụ:
a) Táo は ngon です。(リンゴは おいしいです。) (tính từ い)
b) Cô ấy は đẹp です。(かのじょは うつくしいです。) (tính từ い)
c) Việc lái xe は nguy hiểm です。(うんてんは きけんです。) (tính từ な)

Mẫn ngữ pháp 2: NはAい。/ NはA(な)だ。 (DẠNG KHÔNG LỊCH SỰ)
Các câu trên sẽ nói là:
a) リンゴは おいしい。
b) かのじょは うつくしい。
c) うんてんは きけんだ。 (Tính từ NA: Kết thúc DA)
Riêng tính từ NA, do vốn là gốc danh từ nên chia như danh từ ở dạng không lịch sự nên kết thúc là だ。

VAI TRÒ 2: BỔ NGHĨA CHO DANH TỪ
Mẫu ngữ pháp: A ⇒ N.
Ví dụ: a) ngon ⇒ táo = táo ngon: おいしい リンゴ
b) đẹp ⇒ cô ấy = cô ấy (người mà) đẹp: うつくしい かのじょ
Điều đặc biệt trong tiếng Nhật: Tính từ có thể bổ nghĩa trực tiếp cho đại từ!
c) nguy hiểm ⇒ việc lái xe = きけんな うんてん (tính từ NA thì phải có NA đằng sau!)

VAI TRÒ 3: LÀM VỊ NGỮ TRONG VẾ CÂU (TỨC MỆNH ĐỀ CLAUSE)
Clause: NがA
Vế câu (clause) là một đơn vị ngữ pháp cũng có chủ ngữ và vị ngữ nhưng khác với CÂU CHÍNH dùng trợ từ は (viết HA đọc WA) thì vế câu dùng trợ từ が (GA). Vì nếu cũng dùng は thì chẳng còn biết đâu là chủ ngữ trong câu nữa!
Ví dụ: “toán が giỏi” là một vế câu để mô tả cho danh từ nào đó.
Anh ấy は toán が giỏi. (かれは すうがくが じょうずです。)
Trong câu này thì vế câu làm vị ngữ còn chủ ngữ là “Anh ấy”.
Đây là dạng kết hợp は và が để sử dụng vế câu (mệnh đề) làm vị ngữ mô tả cho chủ đề (chủ ngữ) của câu. >> Xem: Trợ từ tiếng Nhật tại Saromalang.

Trong vế câu trên thì じょうず (giỏi) là tính từ NA làm vị ngữ trong clause すうがくが じょうず.

Vế câu cũng bổ nghĩa cho danh từ, ví dụ:
tiếng Anh が cừ ⇒ học sinh = học sinh (mà) tiếng Anh cừ
Tiếng Nhật: えいごが うまい がくせい
うまい là tính từ い làm vị ngữ cho vế câu “tiếng Anh が cừ” (えいごが うまい).

Tóm lại, tính từ làm vị ngữ hoặc bổ nghĩa trực tiếp cho danh từ.

SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TÍNH TỪ VÀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG NHẬT


Tính từ và động từ về cơ bản đều làm vị ngữ và câu tiếng Nhật bắt buộc phải kết thúc bằng tính từ hay động từ. Đây là nguyên lý quan trọng mà bạn phải nắm chắc ngay từ đầu.

Về cơ bản, tính từ (A) hay động từ (V) đều dùng MÔ TẢ cho sự việc, sự vật (tức là cho danh từ N). Tính từ mô tả tính chất, động từ thì mô tả hành động, vậy thôi. Nói ngắn gọn, chúng đều là MÔ TẢ, tức là làm vị ngữ.

Động từ có thể bổ nghĩa trực tiếp cho danh từ như tính từ:
đã làm ⇒ cơm hộp (つくった おべんとう) = cơm hộp mà (tôi) đã làm

Vậy phân biệt tính từ và động từ để làm gì?
Cần phân biệt vì cách chia và cách sử dụng trợ từ khác nhau. Động từ thường dùng với trợ từ を (viết WO đọc O) còn tính từ thường dùng với が.

Có những từ như たべたい (muốn ăn), のみたい (muốn uống) về ngữ nghĩa thì là động từ nhưng hình thức thì lại là tính từ! >> Xem Vê-tai không phải động từ.

QUIZ SAROMALANG: Điểm khác biệt lớn nhất giữa tính từ và động từ là gì?
Xem đáp án

1 nhận xét: