Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

"Phiên dịch" hay "thông dịch"?

Bạn nào từng đi du học Nhật chắc cũng biết về 翻訳 [phiên dịch] và 通訳 [thông dịch].

翻訳 [phiên dịch] dịch văn bản
通訳 [thông dịch] dịch nói

Tại Việt Nam ngày nay lại dùng chữ "phiên dịch" như là dịch nói và "thông dịch" thì không dùng mấy. Để dịch văn bản thì lại dùng "biên dịch" (編訳) hoặc là chữ "dịch thuật" (訳術). Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. "Nhờ" giáo dục chữ quốc ngữ kiểu hiện nay mà từ ngữ hơi loạn xạ. Hồi đầu thế kỷ người Việt theo giáo dục phương tây vẫn dùng chữ "thông dịch". Có lẽ thời đó các nhà học giả biết chữ hán vẫn còn nhiều nên ngữ nghĩa chuẩn xác hơn. Cải cách giáo dục sau này bỏ dạy chữ hán và ngữ nghĩa nên thường dẫn tới nhầm lẫn nhiều vấn đề.

Tôi lấy ví dụ: "Vĩ đại" (偉大) không phải là "cái đuôi to". Chữ "vĩ" ở đây nghĩa là "to lớn, vĩ đại" như trong 偉大 [vĩ đại], 偉人 [vĩ nhân] gồm có bộ nhân (人) chỉ người và bên cạnh là chữ giống như chữ "vi" (ví dụ 葦 có bộ thảo là cây sậy).

Còn đuôi là chữ 尾 "vĩ" khác hẳn, có bộ "mông (尻)" và "mao" (毛, lông).

Hoặc là "du kích" 遊撃 không phải là đánh chơi. Chữ DU 遊 không chỉ có nghĩa là chơi mà chỉ là di chuyển tới nơi xa hoặc không ở cố định. Bản thân một chữ hán có nhiều nghĩa. "Du học" (遊学) là bạn đi xa để học tập. 遊戯 DU HÍ là đi ra ngoài vui chơi.

Trong tiếng Anh thì 翻訳 là "to translate" còn 通訳 là "to interpret" nhưng nhiều người cũng gọi chung là "translator" mặc dù không chính xác.

"Dân tộc không dịch chuẩn được sẽ nghèo khó lâu dài."
- Takahashi -

Đã tới lúc trả lại ngữ nghĩa ban đầu

Dịch nói theo tôi nên dịch là "thông dịch". Còn chữ "phiên dịch" nên trả lại nghĩa là "dịch văn bản" (dịch viết). Như thế thì khi giao tiếp với người Nhật sẽ đỡ hiểu lầm hơn.

Ở hải ngoại, người ta hay dùng từ "chuyển ngữ" để chỉ việc dịch và từ này là chuẩn xác. Chuyển ngữ là chỉ việc dịch nói chung.

Để làm nghề phiên dịch hay thông dịch cũng không dễ như bạn tưởng vì đây là công việc trí óc. Tại Saromalang có tổ chức lớp đọc hiểu và dịch thuật theo các trình độ N4, N3, N2, N1 (dưới dạng đọc hiểu + dịch thuật hoặc luyện thi + dịch thuật). Chỉ dành cho các bạn đam mê ngôn ngữ và cam kết sẽ thành công. Hơn nữa, các bạn cũng cần có phẩm cách dịch giả mới sống sung túc được không sẽ gian khó đấy. Tại các lớp Cú Mèo thì tôi khá nghiêm khắc trong việc dịch thuật.

Phẩm cách dịch giả:
⇒Nghiêm cấm dịch sót từ
⇒Nghiêm cấm dịch sai thứ tự
⇒Nghiêm cấm dịch sai ngữ pháp
⇒Nghiêm cấm dịch sai sắc thái

Đây là đạo đức nghề nghiệp nghề dịch. Trước hết phải nắm vững điều này đã.
Takahashi @ Saromalang

4 nhận xét:

  1. Anh Takahashi ơi, anh có mở lớp tại Hà Nội không? Em đang học tiếng Nhật và phải công nhận là Anh là Ichiban.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có, bạn coi trang web nhé. Cảm ơn đã ủng hộ thường xuyên. ^^

      Xóa
  2. Tiêc thật. Những bài viết của anh trên Saroma thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về ngôn ngữ không những của Nhật mà còn của Việt Nam, Trung Quốc, và English nữa. Bài viết của anh hay nên em thấy có một số Website "mượn" lại và cũng không biết là có trích dẫn nguồn không nữa.

    Trả lờiXóa