Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Nhạc Tây du ký 1986

Tây du ký (tiếng Hoa giản thể: 西游记) là tác phẩm của Ngô Thừa Ân (吴承恩) vào khoảng thế kỷ 16. Đây là tác phẩm nổi tiếng kim cổ tự đông chí tây, được biết với tên Anh ngữ là "Journey to the West". Tiếng Nhật gọi theo tên tiếng Hoa là 西遊記 (さいゆうき) trong đó 記 là chữ phồn thể (chữ cổ) của 记. Hiện Đài Loan, Hồng Công vẫn dùng chữ phồn thể nên vẫn viết là 西遊記.

"Tây du ký" nghĩa là "ghi chép chuyến tây du" hay "ghi chép chuyến đi về phương tây". (Xem thêm cả bài Chữ 記 Kí ở Sài Gòn.)

Nhân vật Tôn Ngộ Không (孫悟空) ở Nhật được biến thành Son Gokū (孫 悟空, そん ごくう) trong Dragon balls (7 viên ngọc rồng) của Nhật Bản. Thậm chí, hãng hàng không quốc gia Nhật Bản JAL trong đoạn quảng cáo cũng gọi mình là JAL悟空 (đọc là じゃるごくう).
Cái tên "Goku" (悟空 Ngộ Không) có nghĩa là "đánh thức sự trống vắng"; âm tiết Go nghĩa là giác ngộ và âm tiết Ku nghĩa là Bầu trời hay Tính không.  (Wikipedia tiếng Việt)

Có lẽ có nhiều phim về Tây du ký nhưng gây ấn tượng nhất với nhiều thế hệ người xem có lẽ là bản Tây du ký 1986. Không chỉ phim hay mà nhạc trong phim cũng cực kỳ hay và để lại ấn tượng sâu đậm. Nên trong bài này sẽ giới thiệu về nhạc phim Tây du ký 1986.

Điệu múa đẹp nhất có lẽ là Thiên cung vũ khúc (天宫舞曲) do Hằng Nga biểu diễn tại An Thiên Hội (安天会). An Thiên Hội là bữa tiệc do Ngọc Hoàng Thượng đế (玉皇上帝) tổ chức để chiêu đãi Như Lai Phật Tổ (如来佛祖) nhân dịp Như Lai Phật Tổ dùng thủ đoạn lừa chôn Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành Sơn (五行山). An Thiên thức là làm cho thiên cung trở lại bình an sau khi bị Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung.

Nhân vật chính trong điệu nhảy là Hằng Nga (姮娥) hay thường gọi là Thường Nga (嫦娥). Ngày xưa thì gọi là 姮娥 Hằng Nga (tiếng Nhật đọc là こうが) nhưng hiện nay tại Trung Quốc, Nhật Bản thường gọi là 嫦娥 Thường Nga (tiếng Nhật đọc là じょうが).

Hằng Nga 1986.

Điểm nổi bật trong vũ khúc này là có rất nhiều các nàng Trung Hoa xinh đẹp, duyên dáng.
Xem Thiên cung vũ khúc:


Gương mặt của Thường Nga (Chang'e) 1986.
Diễn viên nghe nói về sau lấy chồng và định cư ở Mỹ.

Bài này có thể coi là một trong ba vũ điệu thiên đình (do ghép lại) gồm:
Trợ hứng hạc tiên vũ 助兴鹤仙舞
Khánh công thiên tiên khúc 庆功天仙曲
Thiên Bồng hí Thường Nga  天蓬戏嫦娥

Đó là bài Khánh công thiên tiên khúc 庆功天仙曲 tức là khúc múa của tiên trời mừng công tích (đã dẹp loạn được Tôn Ngộ Không, thật ra là do thủ đoạn của Phật Tổ Như Lai chứ nhà trời cũng bó tay toàn tập.)

Năm trăm năm ruộng dâu thành biển xanh

Lại nói về Tôn Ngộ Không, sau khi bị Như Lai Phật Tổ dùng thủ đoạn lừa thì bị chôn dưới núi Ngũ Hành Sơn (五行山), tức là "núi năm dòng" có lẽ là có 5 mạch núi, lúc sắp thoát ra thì bị Phật Tổ yểm bùa nên chịu bị đè dưới núi trong năm trăm năm cho tới ngày Đường Tăng thỉnh kinh đi qua tháo bỏ bùa chú để giải thoát (thì về sau lại bị lừa đeo vòng Kim Cô).

Trong điệu múa ở trên thì dùng cùng bản nhạc với bài 五百年桑田沧海 [Ngũ bách niên tang điền thương hải], "tang điền" là "ruộng dâu" còn "thương hải" là biển xanh. Tiêu đề có nghĩa là 500 năm trôi qua, ruộng dâu đã thành biển xanh, thiên địa đã biến đổi tới mức không còn nhận ra cảnh địa xưa cũ nữa.
Nghe bài Năm trăm năm ruộng dâu thành biển xanh:

Ca từ của bài hát:
五百年桑田沧海 Ngũ bách niên tang điền thương hải
500 năm ruộng dâu đã thành biển xanh
五百年桑田沧海, 500 năm ruộng dâu đã thành biển xanh
顽石也长满青苔, Đá cứng cũng đã phủ đầy rêu xanh từ lâu
长满青苔。 Phủ rêu xanh từ lâu
只一颗心儿未死, Chỉ một tấm lòng là chưa chết đi
向往着逍遥自在。 Hướng vọng tới sự tiêu dao tự tại
哪怕是野火焚烧, Cho dù lửa lớn thiêu rụi cánh đồng
哪怕是冰雪覆盖, Cho dù băng tuyết phủ kín
依然是志向不改, Vẫn là chí hướng không đổi
依然是信念不衰。 Vẫn là niềm tin không suy
蹉跎了岁月,  Năm tháng trôi qua như hư vô
激荡着情怀,  Khích động tới cảm xúc trong lòng
为什么? Vì sao?
偏有这样的安排。  Thành ra an bài như thế này

Nhạc mở đầu

Ấn tượng đầu tiên là nhạc mở đầu (opening theme) rất hay. Đây là nhạc mở đầu của tập 1 Hầu vương sơ vấn thế (猴王初問世) tức là Vua khỉ hỏi thăm thế giới lần đầu tiên. Trong tiếng Nhật hay tiếng Hoa thì 初 là lần đầu tiên (như 初めて hajimete lần đầu hay 初恋 hatsukoi tình đầu). 問世 "vấn thế" là hỏi thăm thế giới, có nghĩa là được sinh ra.
Kết thúc nhạc mở đầu là dòng chữ 第一集:猴王初问世 (Đại nhất tập: Hầu vương sơ vấn thế). Các tập sau cũng có bài nhạc mở đầu như thế chỉ có điều có lẽ đổi sang chữ màu đỏ.

Phân cảnh "Quan phong bật mã ôn"

Trước khi bị Như Lai Phật Tổ bắt tay với Ngọc Hoàng Thượng đế lừa chôn dưới núi Ngũ Hành Sơn thì để chiêu an Tôn Ngộ Không, thiên đình bàn nhau giao chức quan, nhưng các chức đều đã hết chỉ còn quan coi ngựa, gọi là chức "bật mã ôn" ("bật" là chỉ chức quan phó trong hệ thống quan lại Trung Hoa). Vì không biết đây là chức quan nhỏ nên Tôn Ngộ Không nhận lời, về sau phát hiện ra sự thật liền rũ áo từ quan về Hoa Quả Sơn. Lũ khỉ thấy vậy hỏi "Đại vương, sao không ở thiên đình cho sướng lại về đây", Tôn Ngộ Không nói "Bọn chúng lừa ta giao cho chức ta chức quan coi ngựa".

Đây là phân cảnh trong tập Quan phong bật mã ôn 官封弼马温 (phong chức quan bật mã ôn). Đôi khi còn gọi là Thượng nhiệm bật mã ôn 上任弼马温.


Tập Thủ kinh nữ nhi quốc

Đây là tập thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh qua nữ nhi quốc toàn các nàng Trung Hoa xinh đẹp nhưng Đường Tăng vẫn dứt áo ra đi. Xin hãy xem cụ thể ở bài Ca từ Tây du ký gồm có 2 bài hát cùng một điệu nhạc.


Nhạc cuối phim: Bài hát "Cảm vấn lộ tại hà phương"


敢问路在何方 Cảm vấn lộ tại hà phương nghĩa là "Dám hỏi đường tại phương nào", thể hiện ý chí tìm ra con đường để đi (lấy kinh về dạy đạo lý cho nhân dân, tất nhiên). Và kết luận là:
路在脚下 Lộ tại cước hạ = Đường ở ngay dưới chân chứ đâu, ở đâu có ý chí, ở đó có con đường.

Ca từ đầy đủ:
敢问路在何方 (西游记) Dám hỏi đường tại phương nào (Tây du ký)
你挑着担,我牵着马
Anh nhảy tới gánh, tôi dắt ngựa tới
迎来日出 ,送走晚霞
Đón ánh mặt trời ló rạng, xua đi màn sương đêm
踏平坎坷 ,成大道
Đạp bằng gập ghềnh, tạo thành đường lớn
斗罢艰险 ,又出发,又出发
Đẩy lùi mọi gian nan nguy hiểm, chúng ta lại xuất phát
啦啦…… ……
La la la la la la la la la la
一番番春秋冬夏。
Một chuỗi chuỗi những xuân thu đông hạ
一场场酸甜苦辣。
Một cảnh cảnh những chua ngọt đắng cay
敢问路在何方  路在脚下。
Xin hỏi đường tại nơi nào, đường ngay tại dưới chân chúng ta
你挑着担,我牵着马
翻山 涉水 两肩霜花
风云雷电任叱咤
一路豪歌,向天涯,向天涯
啦啦…… ……
一番番春秋冬夏。
一场场酸甜苦辣。
敢问路在何方  路在脚下,
啦啦…… ……
一番番春秋冬夏。
一场场酸甜苦辣。
敢问路在何方 路在脚下。
敢问路在何方 路在脚下。
Hết phim.
Takahashi @Saromalang

1 nhận xét: