Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

"Dân túy" nghĩa là gì?

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Sự kiện nổi bật năm 2016 là sự xuất hiện của tổng thống Trump và chủ nghĩa dân túy Mỹ. Vậy dân túy nghĩa là gì, về mặt từ vựng?

Các nhà kiến thiết chủ nghĩa dân túy "cực hữu" Mỹ hiện đại: Trump và Bannon

"Chủ nghĩa dân túy" là gọi theo tiếng Hoa 民粹主義 [dân túy chủ nghĩa], về ngữ nghĩa mà nói thì túy là trong từ 精粋 [tinh túy], tức là coi nhân dân là nhất, là tinh túy. Ngược lại hạ thấp tầng lớp trí thức (知識人) và giới tinh hoa (elite, エリート). Trong Anh ngữ gọi là Populism và người theo chủ nghĩa dân túy gọi là populist. Trong đó từ la tinh "populus" nghĩa là "nhân dân" hay "đại chúng". Khi bạn popular nghĩa là bạn nổi tiếng trong nhân dân hay có nhiều khán giả, điều mà các ca sỹ nào cũng hướng tới.

Tiếng Nhật không dùng chữ "dân túy" mà phiên từ tiếng Anh thành ポピュリズム. Đôi khi còn gọi theo tiếng Nhật là 大衆主義 [đại chúng chủ nghĩa] hay 人民主義 [nhân dân chủ nghĩa].

Tóm lại thì "dân túy" nghĩa là "lấy dân chúng làm hàng đầu, coi trọng hàng đầu", "không gì (quý) bằng nhân dân".

Vì sao chống lại trí thức và tinh hoa?

Vì trí thức và tinh hoa thường là tầng lớp ăn trên ngồi chốc và xa rời lao động. Họ thường sống nhờ lao động của nhân dân nhưng lại thường phớt lờ quyền lợi của nhân dân. Hoặc đơn giản, nền chính trị trở nên hủ bại và bất công. Nền chính trị của giới tinh hoa thường chỉ tìm mọi cách bảo vệ thiểu số, như cách chính phủ Nhật bảo vệ tài phiệt khi nổ bong bóng kinh tế vào những năm 1990. Vì chính trị gia đa số là do tài phiệt tài trợ hay thuộc giới tài phiệt, nên hiếm khi họ đứng về phía nhân dân lao động. Trong bài Ảo mộng sau cuối thì cũng đề cập tới vì sao tầng lớp trung lưu Nhật và Mỹ ngày càng teo tóp mặc dù họ làm việc chăm chỉ và gánh vác cả nền kinh tế.

Vì thế, sẽ có người đứng lên chống lại tầng lớp tinh hoa và giới chính trị thủ cựu này. Ở Mỹ, người đó là tổng thống Trump.

Nhưng vì sao lại là Trump? Vì sao Trump lại theo chủ nghĩa dân túy?

Các bạn nghiên cứu tiểu sử ông ấy thì sẽ thấy: Mặc dù học hành và được giáo dục tốt, ông ấy lại không hẳn là trí thức bàn giấy (kiểu trí thức hủi nho) mà là người lao động. Ông ấy vừa là tỉ phú, vừa là người lao động nên hiểu rõ nỗi thống khổ của tầng lớp trung lưu Mỹ. Hơn nữa, ông ấy am hiểu về kinh tế và thấy sự bất công trong việc phân chia lợi ích của toàn cầu hóa, khi mà các công ty toàn cầu hóa như Google, Facebook, Microsoft, Apple giàu nứt đố đổ vách lại chỉ thuê nhân công China, Ấn và cũng chẳng đóng đồng thuế nào ở Mỹ. Như vậy là không công bằng. Cần có người thay đổi điều này, và người đó là tổng thống Trump.

"Chủ nghĩa dân túy" không phải là một ý thức hệ

Chủ nghĩa dân túy không có ý thức hệ cố định mà thường chỉ tìm cách xóa bỏ bất công xã hội. Thời gian trước đây thì có thể là dạng chủ nghĩa xã hội, tức là cánh tả. Nhưng thời đại này lại là "cực hữu" (far-right) mà điển hình là liên minh Trump - Bannon ở nước Mỹ. Làn sóng này sớm muộn cũng sẽ lan tỏa sang Âu châu và toàn cầu.

Hi vọng qua bài viết này các bạn hiểu được nghĩa của từ "dân túy" (nước lấy dân làm gốc ^^).
Takahashi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét