Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Đáp án "cá cơm kho tộ" và bài tập "heo rừng nướng mọi"

Trong bài trước S có ra đề bài dịch "cá cơm kho tộ" ra tiếng Nhật. Cá cơm thì là anchovy, tiếng Nhật là アンチョビ anchobi (vì tiếng Nhật không có âm "v"), đây là cách gọi thông thường, còn tên khoa học là họ カタクチイワシ katakuchi iwashi. Khá đau đầu khi nhớ tên khoa học nên chúng ta thường chỉ gọi là アンチョビ cho dễ hiểu. Đây là họ cá cơm hay là cá trổng.

Tôi yêu cá cơm, vì thơm, ngon và làm được nước mắm. Cá cơm có góp cổ phần trong não của tôi, nên tôi rất quý loài cá này. Tôi cũng thích phụ nữ miền nam, ăn cá cơm kho tộ nhiều, người mẩy và nấu ăn khéo và bạn cũng nên như vậy. Giờ hãy tập trung vào món cá.

Trong tên khoa học của cá cơm thì イワシ là sardine, "cá mòi" (hay đúng ra là "cá mòi cơm châu Âu" theo Wikipedia). Vậy còn katakuchi là gì? Tôi nghĩ đây là "miệng cứng" tức là gồm có かたい katai là cứng và 口 kuchi là miệng, ghép lại thành katakuchi.

Cá cơm là cá mòi miệng cứng, để phân biệt với cá mòi (sardine). Nhìn tên khoa học thì có vẻ "choáng" nhưng phân tích ra thì lại khá dễ nhớ.

Cá cơm = Anchovy = アンチョビ

"Kho tộ" là gì?

"Tộ" là phương ngữ miền nam chỉ cái nồi đất nung (hay niêu đất). Kho trong nồi đất thì gọi là kho tộ. Tất nhiên là khi làm món cá cơm kho tộ thì chúng ta sẽ cho cá cơm và gia vị vào để kho lên cho tới khi cạn nước.

Vì sao lại gọi là "kho"? Tôi đoán là vì phải đun cho tới khi "khô" nước nên gọi là "khô" rồi thành "kho". Đây chỉ là đoán bừa thôi. Trong tiếng Nhật, việc đun lâu được gọi là:

[CHỬ]
に = ninh, hầm

Động từ là 煮る niru tức là ninh hay hầm. Nếu bạn ninh, hầm trong thời gian rất dài thì gọi là 煮込み nikomi. Komi là đi vào, có lẽ là ninh cho tới khi gia vị thấm vào bên trong.

Nồi đất trong tiếng Nhật thì gọi là:

土鍋
THỔ OA (hay THỔ QUA)
どなべ = DONABE = NỒI ĐẤT

Nabe là nồi (vì thế món nồi lẩu gọi là お鍋 onabe, xem bài Tết của người Nhật) và 土 Thổ là đất.

Tóm lại thì đại khái "cá cơm kho tộ" thì nói là アンチョビ土鍋煮 anchobi donabeni thì người Nhật đại khái hiểu thôi, nhưng vẫn không thuyết phục (納得 nattoku nạp đắc) lắm nhỉ? Vì như thế thì mới là món "cá cơm hầm nồi đất", vẫn chưa ra món "kho"? Làm thế nào để thực sự có thể "nạp đắc" (納得できる ) đây?

Tiếng Nhật có một từ chuyên dụng để chỉ việc "kho", đó là:

KHO = 煮染め(にしめ)
[THỬ NHIỄM]

Nishime là đun cho tới cạn nước tạo vị đậm và có thể giữ được lâu ngày.

"Cá cơm kho tộ"

Do đó đáp án sẽ là アンチョビ土鍋煮染め anchobi donabe nishime.

Bài tập của Saromalang về dịch tên món ăn Việt Nam kỳ này: "Heo rừng nướng mọi" có nghĩa là gì (giải thích tiếng Việt) và dịch ra tiếng Nhật.

Thịt heo rừng "nướng mọi"

グッドラック!
Saromalang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét