Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Ngôn ngữ nói vs. Ngôn ngữ viết

Các bạn theo dõi Saromalang thường xuyên chắc phân biệt được dạng thường (plain form) (tức là dạng suồng sã) và dạng lịch sự (polite form) rồi.

Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt Lịch sự - Tôn kính - Khiêm nhường. Điều khiến các bạn nhầm lẫn chính là bạn thường nghĩ lịch sự và tôn kính (hay khiêm nhường) là một nhưng sự thật không phải thế. Bạn hãy làm bài quiz ở trong bài viết "Lịch sự - Tôn kính - Khiêm nhường" tại Saromalang.

Trong bài này, Saromalang nói về từ ngữ nói (話す言葉=hanasu kotoba) và từ ngữ viết (書く言葉=kaku kotoba). Từ ngữ nói thì thường dùng trong hội thoại thường ngày và được coi là "mềm" (柔らかい言葉 yawarakai kotoba) còn từ ngữ viết thì thường dùng trong văn bản và được coi là "cứng" (固い言葉 katai kotoba).

Vì sao phải dùng từ ngữ viết? Để viết văn bản cho chính xác, đơn nghĩa, không gây hiểu lầm. Tại lớp Cú Mèo thì tôi vẫn thường đặt ra câu hỏi về ngữ nghĩa và hướng dẫn các bạn tìm ra từ ngữ không gây hiểu lầm. Vì từ ngữ các bạn học là từ ngữ nói thường rất đa nghĩa, đa dụng.


VÍ DỤ "MẶC DÙ"

Trong ngôn ngữ nói chúng ta dùng ~のに để nói "mặc dù". Tuy nhiên, trong ngôn ngữ viết thì phải dùng ~ものの。

Ngữ pháp N2: ~ものの、~
Mặc dù A nhưng vẫn B. Tương đương ~のに、~。

Câu ví dụ của Saromalang: Mặc dù tôi đã nỗ lực nhưng đời vẫn chẳng ra sao cả.
Dưới đây là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của câu này.

Ngôn ngữ nói ((はな)言葉(ことば))
努力(どりょく)したのに、人生(じんせい)(なん)ともならなかった。

Ngôn ngữ viết (()言葉(ことば))

努力(どりょく)したものの、人生(じんせい)(なん)ともならなかった。

1 nhận xét:

  1. Rất bổ ích, mong Mark Takahashi có thêm nhiều bài phân tích thế này ạ. Không ở SG không đi học được lớp Cú Mèo, tiếc quá.

    Trả lờiXóa