Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Hướng dẫn cách dịch 品がない và 品がある

品がない và 品がある là hai cụm từ trái nghĩa nhau, trong đó 品 là chữ PHẨM (sản phẩm, phẩm cách, phẩm chất) và trường hợp này đọc là HIN chứ không đọc là shina như 品物 shinamono (hàng hóa).

PHẨM ở đây là phẩm cách. Do đó:
品がない = không có phẩm cách (ví dụ bỗ bã, thô lỗ, thô tục vv)
品がある = có phẩm cách (tao nhã, thanh lịch, cao thượng vv)

Ngoài ra còn có các chữ như 下品 HẠ PHẨM, 上品 THƯỢNG PHẨM.

Nếu ai đó "tỏ ra thanh cao, tỏ ra cao thượng" thì nói thế nào? Đó là 上品ぶる.

Check từ điển dịch thuật tại đây:
品がない [phẩm ganai]  ⇒下品 [hạ phẩm]  ⇒品がある [phẩm gaaru]  ⇒上品 [thượng phẩm]  ⇒上品ぶる [thượng phẩm (chấn-buru)]  ⇒品物 [phẩm vật]  ⇒品質 [phẩm chất]  ⇒高品質 [cao phẩm chất]  ⇒品格 [phẩm cách]  ⇒商品 [thương phẩm]  ⇒出品 [xuất phẩm]  ⇒製品 [chế phẩm]  ⇒物品 [vật phẩm]  ⇒低品質 [đê phẩm chất]

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Ứng dụng blockchain trong việc học ngoại ngữ

Việc học ngoại ngữ lý tưởng của thời đại này là thế nào?

Blockchain là một kỹ thuật cách mạng của thời đại này. Hôm nay tôi trình bày về lý tưởng học ngoại ngữ ứng dụng công nghệ blockchain.

Chúng ta sẽ không tới lớp học nữa, không bao giờ nữa. Nếu tới chỉ là để tiệc tùng, giao lưu, tư vấn cách dạy và cách học, chứ không học kiến thức trên lớp. Chúng ta sẽ dạy và học qua thực tế ảo (virtual reality), tức là qua hệ thống học online qua video chẳng hạn. Các bài kiểm tra cũng được thực hiện online và chấm điểm tự động.

Tất cả khóa học, bài học, bài kiểm tra, bài thi, thậm chí practice đều được ghi vào một cuốn sổ chung gọi là blockchain (ví dụ do Cú Mèo Saromalang tạo ra). Bạn là một ID trên đó (được mã hóa bằng hash), mọi hoạt động học tập đều được lưu trữ vào blockchain đó.

Vậy thì có gì hay? Lưu ý rằng đây là một cuốn sổ cái công khai, nhưng lại bảo mật (bằng cách che giấu thông tin của bạn dạng hash). Khi bạn đi xin việc, bạn chỉ cần cho key để người ta xem được profile lý lịch học tiếng Nhật của bạn, từ đó đánh giá được quá trình và năng lực của bạn một cách đúng nhất. Như thế, bạn không cần tốn thời gian trình bày, và cũng không ai cần tốn thời gian xác minh, vì blockchain là hệ thống không thể giả tạo được và ghi lại chuẩn xác mọi lý lịch.

Nói cách khác, đây là một dạng "cơ sở dữ liệu" công khai, để ai cũng truy cập được từ bất kỳ đâu, miễn là họ có "key" thích hợp cho thông tin đó.

Sau này, việc luyện tập lái xe (thực tế ảo và thực địa), sát hạch cấp bằng vv cũng có thể dùng công nghệ blockchain. Thậm chí, bạn vi phạm lỗi gì, bao nhiêu lần cũng được ghi lý lịch, và cảnh sát chỉ cần quét key của bạn là biết bạn có tư cách lái xe hay không. Nhưng có khi lúc đấy xe cũng tự động lái cả rồi.

Như vậy, nếu có một hệ thống học trực tuyến và một "sổ cái" blockchain cho nó thì việc học sẽ rất tuyệt vời, bạn có thể xem và phân tích quá trình, kết quả học tập bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu. Và các nhà tuyển dụng cũng xem được thành tích học tập của bạn nhờ "key" mà bạn cung cấp cho họ.

Thậm chí, blockchain còn giúp tính toán được chính xác bạn học được bao nhiêu mẫu ngữ pháp, bao nhiêu từ vựng, trình độ hiện tại là như thế nào luôn.

Tất nhiên là, để lý tưởng học ngoại ngữ thành công thì phải có người xây dựng được hệ thống học tập và khảo thí hoàn thiện đã. Nhưng lý tưởng sẽ là một nửa của thành công, sau đó tìm giải pháp để thực hiện thôi.
Takahashi

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

"Dưới trăng quyên đã gọi hè"


"Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đây là khung cảnh đầu mùa hè vào một đêm trăng với tiếng chim quyên kêu và cây lựu đầu bờ tường đã bắt đầu đơm những bông hoa màu đỏ. Đơn giản là để mô tả thời gian, bối cảnh mà thôi. Chẳng có gì phân tích thêm ở đây.

Thơ haiku thì cũng như vậy, phải có 季語 (kigo, quý ngữ) là những từ chỉ thời gian. Đây là hình ảnh minh họa.

Nghe tiếng chim đỗ quyên (PC only)

Tạm dịch:
月光る 柘榴に火かな 郭公の声
Tsuki hikaru, Zakuro ni hi kana, Kakkou no koe

Trong bài haiku này thì 柘榴に火 (lửa trên cây thạch lựu = hoa lựu) là từ ngữ chỉ mùa, hoa lựu bắt đầu nở vào đầu mùa hè. Đây là một đêm hè trăng sáng và chúng ta nghe thấy tiếng chim quyên (chim cúc cu).

Nhân tiện, かな ở đây là 切れ kire tức âm ngắt để ngắt câu giống như や trong 古池や hay 音無し川や. Dùng để ngắt câu hay là để cảm thán, thường theo cấu trúc Noun + 切れ。

Các kire trong thơ mới: 「かな」「や」「けり」
Các kire trong thơ cũ: 「もがな」「し」「ぞ」「か」「よ」「せ」「れ」「つ」「ぬ」「へ」「ず」「いかに」「じ」「け」「らん」
Tổng: 18 kire.

Chim đỗ quyên tiếng Nhật là ホトトギス(杜鵑) còn カッコウ(郭公 quách công) là chim đỗ quyên lớn.
Takahashi

Photo Courtesy: http://www001.upp.so-net.ne.jp/pf6/sub1-1.htm

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Furuikeya, Kawazu tobikomu, Mizu no oto

Đây là bài thơ haiku nổi tiếng của nhà thơ 芭蕉 Bashou [ba tiêu, tức cây chuối]:


古池や 蛙飛びこむ 水の音
Furuikeya, Kawazu tobikomu, Mizu no oto
Cái ao xưa, Chú ếch nhảy vào, Tiếng nước động

Dịch thơ là:
Mưa phùn lất phất trên ao
Bỗng đâu chú ếch bổ nhào tiếng trong

Thơ haiku: 俳句 [bài cú]
Nhà thơ haiku: 俳人 [haijin, bài nhân]

Đôi khi câu thơ haiku đơn giản gọi là 句 ku. Nhân tiện thì diễn viên trong tiếng Nhật gọi là 俳優 [haiyuu, bài ưu].

Nguyên tắc thơ haiku: Tức cảnh sinh tình

Do đó, phải có từ chỉ mùa màng, gọi là 季語 kigo [quý ngữ]. Trong bài trên là 蛙 kawazu, con ếch, để chỉ mùa xuân (春 haru). Khi dịch ra cũng phải dịch sao cho thể hiện được từ chỉ mùa màng, thời gian trong năm này.
Takahashi

Dịch thơ lục bát sang thơ haiku: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Có bạn nào còn nhớ thi sỹ Takahashi thời cổ đại khi ngôn ngữ chưa phát triển hết?

Không ai còn nhớ cả! Giờ chúng ta ôn lại một chút.

Nếu thơ lục bát là tâm hồn của tiếng Việt thì thơ haiku là tâm hồn của tiếng Nhật.

Nếu bạn dịch thơ haiku mà không ra vần thơ tương ứng thì chẳng ai còn thấy hay gì cả. Thi sỹ Takahashi thời cổ đại là người cố gắng đem lại sự gần gũi giữa thơ ca tiếng Nhật và thơ ca tiếng Việt, một chủ đề chẳng ai thèm quan tâm. Khi mà người Nhật chỉ quan tâm lao động giá rẻ, còn người Việt chỉ quan tâm tới tỉ giá đồng yen. Thế thì hơi đâu mà quan tâm tới thi ca?

Không nhất định phải như thế. Thi ca và ngôn ngữ chỉ liên quan tới tâm hồn, không liên quan gì tới tiền bạc.

Đây là câu thơ haiku được Takahashi dịch ra thể thơ song thất trong Thơ haiku - Tâm hồn nước Nhật:
下駄洗う 音無し川や 五月晴れ
Geta arau, Oto nashi kawa ya, Satsukibare
Sáng tháng năm lặng im như đá
Bến nước này rửa gá mang chân
*Gá: Guốc (từ cổ)
Takahashi thi sỹ thời cổ đại

Ngoài ra, còn có thơ haiku tự chế tự dịch để mô tả Tiếng sấm giữa trời xanh:
秋晴れや 稲妻走る 雷電の鳴り
Akibare ya Inazuma hashiru Raiden no nari
Dịch thơ:
Mùa thu xanh ngát mênh mang
Ầm vang tia chớp xé ngang bầu trời

Trong bài này, chúng ta lại dịch thơ lục bát sang thơ haiku để tâm hồn đồng điệu. Lưu ý: Không đảm bảo hay.


Cỏ non xanh rợn chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa
初春芝や 樹に白い滴 梨の花
Shoshun shiba ya, Ki ni shiroi shizuku, Nashi no hana

Thi ca là tâm hồn con người. Bạn phải nói có nhịp điệu thì mới dễ nhớ và đi vào lòng người được. Đầu tiên bạn phải xác định chủ đề, cảm xúc muốn diễn đạt, rồi tìm tứ thơ để diễn đạt nó. Nếu có thời gian, tôi sẽ tiếp tục dịch qua lại giữa thơ lục bát và thơ haiku để tâm hồn phong phú hơn.
Takahashi

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Hướng dẫn cách học N3 năm 2018

Điểm yếu chung của mọi người khi đi thi không phải là ngữ pháp mà có lẽ là từ vựng, dẫn tới kết quả phần đọc hiểu rất hạn chế. Còn âm thanh phần nghe ở VN thì rất tệ nên thường chỉ đúng 30 - 40%, không bị liệt đã là may.

Trong bài này, Saromalang hướng dẫn các bạn cách học để có N3 trong năm 2018. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể học tại nhà.

Ba nội dung chính bạn cần học là NGỮ PHÁP, KANJI và TỪ VỰNG. Còn hội thoại, nghe hiểu, tập viết thì không cần thiết, vì tốn thời gian và cũng dễ hơn nhiều nếu bạn có vốn ngữ pháp, kanji và từ vựng.

Mục tiêu và lộ trình học N3 2018

Tự học theo sách ở Nhật

Để học hiệu quả N3 thì bạn cần học một cách tự chủ, tự giác vì từ vựng N3 rất nhiều.
  • Số kanji N3 cần học: Khoảng 350 kanji
  • Số ngữ pháp N3 cần học: Khoảng 120 ngữ pháp
  • Số từ vựng N3 cần học: Khoảng 2000 từ vựng trình độ N3


Trên lớp có thể dạy ngữ pháp và từ vựng quan trọng, còn lại bạn cần học từ vựng hàng ngày.

Giả sử mỗi ngày bạn học 10 từ mới, tuần học 5 ngày thì bạn học 50 từ mới một tuần. Để học 2000 từ vựng thì cần 2000 / 50 = 40 tuần, tức là tới 10 tháng. Để rút ngắn xuống còn 6 tháng thì bạn cần phải học 2000 / (6 * 4) = 83 từ vựng/tuần tức khoảng 15 từ mới một ngày.

Các sách bạn nên học:

Sách Try N3: Học ngữ pháp, từ vựng, hội thoại và nghe. Chủ yếu là ngữ pháp.

Sách Soumatome N3: Bạn nên mua sách ngữ pháp và sách đọc hiểu thôi, còn từ vựng và kanji thì học theo danh sách của Saromalang phát.

Sách N3単語2000 của học viện Arc Academy: Khoảng 2000 mục từ, rất hay cho các bạn muốn có trình độ N3. Nếu có điều kiện thì bạn nên mua.

Sách Try có đủ trình độ từ N5 tới N1 kèm âm thanh

Như vậy về cơ bản thì những thứ bạn cần là:

Bạn cần tự học ngữ pháp và nghe bằng sách Try, học ngữ pháp và đọc hiểu bằng sách Soumatome.

Ghi nhớ: Tiền sách không đáng mấy so với đi học trung tâm ^^

Học và luyện N3 tại lớp Cú Mèo

Nếu có thời gian thì lớp Cú Mèo sẽ luyện thi N3 cho các bạn trước kỳ thi. Điều kiện là các bạn phải tự học theo các sách ở trên rồi.

Nội dung:
  • Học ngữ pháp, cách sử dụng, sắc thái
  • Học từ vựng quan trọng, cách dùng, sắc thái
  • Luyện đề trắc nghiệm 1000++ đề
  • Luyện đề thi thử (cả nghe)
Bên cạnh đó:
  • Chiến lược tối ưu hóa điểm thi JLPT (phân bổ thời gian vv)
  • Chiến lược đọc nhanh điểm cao phần đọc hiểu
  • Chiến lược thi nghe hiệu quả
Nếu không có thời gian thì lớp Cú Mèo sẽ tư vấn và cho các bạn làm đề thi thử  với nhiều dạng đề đa dạng.

Ngoài ra, lớp Cú Mèo còn tư vấn cách tự luyện hội thoại và tự luyện nghe nữa, để các bạn đỡ tốn thời gian vô bổ. Bởi vì để học tiếng Nhật hữu ích thì quan trọng vẫn là:
  • Kanji => Nhớ âm Hán Việt => Nhớ 100%
  • Ngữ pháp => Cách sử dụng => Sắc thái => Vốn ngữ pháp
  • Từ vựng => Cách dùng => Sắc thái => Vốn từ
Bạn phải học nhớ nghĩa từ, cách dùng để ghi nhớ, và học sắc thái để nhớ như tiếng mẹ đẻ, tức là bằng KÝ ỨC DÀI HẠN.

Mục tiêu

  • Đăng ký thi trình độ N3 đạt 80% trở lên.
  • Nhớ 350 kanji N3.
  • Nhớ và vận dụng được 121 ngữ pháp N3.
  • Nhớ lâu dài 2000 từ vựng N3.
N3 là giai đoạn quan trọng nếu không nói là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình học giỏi tiếng Nhật. Vì đây là trình độ trung cấp, xuất hiện nhiều mẫu ngữ pháp gần như nhau, nhiều từ vựng gần như nhau và có thể thay thế nhau, chỉ khác nhau về SẮC THÁI. Nếu không phân biệt được sắc thái một cách đúng đắn thì sẽ chỉ cố gắng ghi nhớ máy móc, sớm muộn cũng quên và hổng kiến thức (ngữ pháp + từ vựng).

Vấn đề của mọi người khi học N3 là không phân biệt được sắc thái, chỉ nhớ láng máng, học trước quên sau.

Lớp Cú Mèo thì chắc chắn dạy ngữ pháp, từ vựng, sắc thái tốt nhưng phải sắp xếp được thời gian. Và vì sẽ không dạy lại ngữ pháp trên lớp nên các bạn cần tự chủ học tập trước ngữ pháp (và từ vựng) theo sách ở nhà và theo danh sách từ vựng của lớp nhé.
Takahashi

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

JLPT Score Calculation Tool 2018


Score Calculation / Tính điểm gần đúng

Fill number of right answers (正答) / Number of questions (問) = Điền số câu trả lời đúng / Số câu hỏi mỗi phần sau khi đã kiểm tra đáp án. => Press Nx SCORE CAL button.
Numbers of my right answers (N1, N2, N3)
Exam LevelKnowledgeReadingListening
正答
問:
正答
問:
正答
問:
正答
問:
正答
問:
正答
問:
正答
問:
正答
問:
正答
問:

Numbers of my right answers (N4, N5)
Exam LevelKnowledge + ReadingListening
正 
問 
正 
問 
正 
問 
正 
問 

Result

My score (Điểm của tôi): NA
Score range with maximum error (Dải điểm sai số tối đa): NA
Score range with average error (Dải điểm sai số trung bình): NA
Predicted Result / Kết quả dự đoán: NA
Final Result / Kết quả sau khi chuẩn hóa (theo độ khó đề thi vv): Wait JLPT Online Result.

Introduction

JLPT Score Calculation Tool to calculate your JLPT Nx Score approximately based on your numbers of correct answers.

Pass score / Max score

[Method] Về phương pháp tính điểm gần đúng: Phương pháp luận cách tính điểm gần đúng

Pass score/max score (Điểm đậu/Điểm tối đa)
Exam Level
Knowledge
言語知識
Reading (読解
Listening (聴解
Total (合計
N1
19 / 60
19 / 60
19 / 60
100 / 180
N2
19 / 60
19 / 60
19 / 60
90 / 180
N3
19 / 60
19 / 60
19 / 60
95 / 180

Pass score/max score for JLPT N4, N5
Exam Level
Knowledge + Reading
Listening
Total (合計
N4
38 / 120
19 / 60
90 / 180
N5
38 / 120
19 / 60
90 / 180

Calculation uncertainty / Sai số

Calculation Uncertainty / Sai số N1, N2, N3
Exam LevelKnowledgeReadingListeningTotal
N1Max ±10, avg. ±5Max ±6, avg. ±3Max ±8, avg. ±4Max ±24, avg. ±12
N2Max ±5, avg. ±2.5Max ±3, avg. ±1.5Max ±3, avg. ±1.5Max ±11, avg. ±6
N3Max ±2, avg. ±1Max ±3, avg. ±1.5Max ±3, avg. ±1.5Max ±8, avg. ±4

Calculation Uncertainty / Sai số JLPT N4, N5
Exam LevelKnowledge + ReadingListening Total (合計
N4Max ±14, avg. ±7Max ±4, avg. ±2Max ±18, avg. ±9
N5Max ±10, avg. ±5Max ±6, avg. ±3Max ±16, avg. ±8

Lịch sử / History

Các công cụ cũ trước đây N1Cal   N2Cal  N3Cal  N4Cal  N5Cal
Lý do: Không thay đổi được số câu hỏi mỗi phần nên làm công cụ mới này để điều chỉnh.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Đáp án kỳ thi JLPT tháng 12 năm 2017 (kì thi "Nô" lệ tiếng Nhật)

Ngày thi: Ngày 3 tháng 12 chủ nhật

Làm thế nào để thi tốt? Hãy nghiên cứu kỹ cấu trúc kỳ thi và có chiến lược thi tốt. Bài viết này là để đăng kết quả kỳ thi JLPT kỳ này ngay khi có trên mạng. Tại đây chỉ có đáp án không có đề thi (đề thi sẽ bị thu lại).

Chú ý khi đi thi: Để có thể đọ đáp án và tính điểm bạn cần phải ghi lại được câu trả lời của mình. Tuy nhiên, nhiều khả năng bạn không được mang giấy nháp vào phòng thi do đó hãy ghi lên phiếu dự thi chẳng hạn (vì thường phiếu dự thi sẽ cầm về). Nên ghi theo thứ tự câu hỏi ví dụ câu 1 phần kiến thức ngôn ngữ bạn chọn đáp án 3 thì có thể ghi là K1.3 chẳng hạn. Sau khi đi thi về xem ở đây có kết quả chưa và tính điểm của bản thân.

RA MẮT CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM JLPT MỚI 2018!!

Kiến thức về JLPT
>>Chiến lược thi JLPT điểm cao (2012)
>>Mọi điều bạn cần biết về JLPT (Sea)
>>Cách tự tính điểm JLPT gần đúng (2012)
>>Cách ghi lại câu trả lời khi đi thi JLPT
>>Tham khảo: Đáp án kỳ thi JLPT tháng 7/2017
Chuyên đề JLPT
>>Kỳ thi JLPT đã thay đổi cách ra đề như thế nào?
>>Chiến lược thi đọc hiểu (DOKKAI) tốt là gì?
>>Chiến lược thi nghe hiểu (CHOUKAI) và 3 BÍ QUYẾT nghe hiểu

ĐÁP ÁN KỲ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ THÁNG 12/2017
JLPT EXAM ANSWER 12/2017 

Đáp án từ N1 tới N5 (theo thứ tự N1, N2, N3, N4, N5). Ghi chú: Đây chỉ là đáp án tham khảo, không đảm bảo chính xác 100%. Ngoài ra, điểm còn được chuẩn hóa. Tham khảo cách tính điểm JLPT gần đúng của Saromalang ở bài viết trên.

Có thể có truy cập tập trung số lượng lớn nên các bạn cần kiên nhẫn. Khi có đáp án nào sẽ thông báo tại Facebook Page của Saromalang nên các bạn hãy like page sẵn.

Các đáp án đã đăng (ngày đăng)
N1: Ngày 3 tháng 12, 2017 Phần từ vựng 17:30, Ngữ pháp 18:15, Đọc hiểu 18:45, Nghe 19:30
N2: 16:45 ngày 3 tháng 12, 2017
N3: 16:30 ngày 3 tháng 12, 2017
N4: Chưa có
N5: Chưa có

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Đề xuất cải cách tên gọi người VN

Dạo này người ta hay đề xuất KẢI KÁK nhưng phương châm ZÁO ZỤK ZỤT thì vẫn không thay đổi. Dạy gì học gì không liên quan tới việc học sinh cần gì muốn gì mà phải theo định hướng của ai đó. Trong lúc vẫn không thay đổi phương châm căn bản thì người ta muốn làm KÁK MẠG về ZÁO ZỤT.
KẢI KÁK ZÁO ZỤT KUỘK KÁK MẠG T'ỜI DẠI MỚI!

Nhân tiện, tôi cũng đề xuất ra cải cách về tên gọi, giúp tiết kiệm được rất nhiều ngôn từ để giải thích. Đó là đổi tên người VN thành tên người Iceland.

Trong tiếng Iceland thì không có họ (family name) và người Iceland đích thực là những người không mang họ. Họ sẽ lấy tên cha mình làm họ cho mình.

Họ con trai = Tên cha + "sson"

Ví dụ con trai của anh Henrik thì có họ là Henriksson.

Họ của con gái = Tên cha + "sdóttir"

Ví dụ con gái của anh Henrik thì có họ là Henriksdóttir.

"son" là con trai và "dóttir" là con gái (daughter) còn "s" là sở hữu cách: Henriksson = Henrik's son.

Vậy làm sao áp dụng vào tên của người VN? Vì chúng ta sẽ bỏ hết họ đi.

Chúng ta sẽ áp dụng theo công thức Tên cha + Thứ tự trong nhà.

Ví dụ anh Van chẳng hạn:

Con trai đầu sẽ là Van Trưởng Nam
Con trai thứ sẽ là Van Thứ Nam
Con trai thứ ba sẽ là Van Tam Nam

Con gái đầu là Van Trưởng Nữ
Con gái thứ sẽ là Van Thứ Nữ
Con gái thứ ba sẽ là Van Tam Nữ

Sau đó thêm tên vào ví dụ Thúy Van Trưởng Nữ chẳng hạn. Ổn nhỉ?

Hoặc bỏ Trưởng và Thứ đi thành tên dạng: Van Nam Dũng, Van Nữ Thúy. Như vậy có thể bỏ mục giới tính trong giấy tờ, giúp tiết kiệm rất nhiều giấy mực. Bằng cách này bỏ được rất nhiều những thứ không cần thiết, giúp quản lý dễ hơn.

Nhân tiện trong tiếng Nhật thì người ta cũng dùng thứ tự như vậy:
長男(ちょうなん)
次男(じなん)
三男(さんなん)
長女(ちょうじょ)
次女(じじょ)
三女(さんじょ)

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Nhóm từ DŨNG CẢM: Phân biệt "dũng cảm" và "dũng khí"

Phân biệt DŨNG CẢM  勇敢・な và DŨNG KHÍ 勇気

勇敢な(ゆうかん・な) adj. dũng cảm
勇気(ゆうき) noun dũng khí, lòng dũng cảm

勇敢な là một tính từ còn 勇気 là một danh từ. Ví dụ:
勇敢な行動 hành động dũng cảm
勇気のある人 người có dũng khí/lòng dũng cảm
勇気を出して事実を言った

Trong tiếng Anh cũng có nhiều từ chỉ "dũng cảm":
BRAVE = dũng cảm, thường nói về hành động
COURAGEOUS = dũng cảm, thường nói về khí chất con người
BOLD = táo bạo, cả gan vv

Trong tiếng Nhật các từ sau cũng chỉ sự dũng cảm:
大胆な(だいたんな) //ĐẠI ĐẢM = mật lớn, lớn mật (to gan)
1 度胸がすわっていること。思い切りよくやってのけること。また、そのさま。「大胆に自説を述べる」「大胆なデザイン」⇔小胆。
2 図太いこと。ずうずうしいこと。また、そのさま。

度胸のある人 người có lòng can đảm
度胸(どきょう) //ĐỘ HUNG

Trong tiếng Việt: Dũng cảm, can đảm, can trường, gan dạ, dám nghĩ dám làm, vv.

ところで、
男は度胸
女は愛嬌
とよく言っているわ。
Takahashi

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Nhóm từ SỢ HÃI

Làm sao để học tiếng Nhật HIỆU QUẢ? Hơn nữa, PHẤN KHÍCH? Vì nếu không học một cách hiệu quả, phấn khích thì 3 tháng sau lại quên và công sức thành vô ích. Tại lớp Cú Mèo sẽ áp dụng cách học tiếng Anh TOEIC hay TOEFL đó là học từ vựng:

HỌC THEO NHÓM TỪ
CÁCH SỬ DỤNG (USAGE)
SẮC THÁI (NUANCE)

Và phải có huấn luyện viên (coach) tốt nữa. Vì học ngữ pháp đại khái thì còn được, từ vựng mà học đại khái thì sẽ không thể nhớ lâu dài, càng không thể vận dụng. (Thật ra ngữ pháp học đại khái cũng chẳng bao giờ vận dụng được.)

Hôm nay trên lớp Cú Mèo học về nhóm từ SỢ HÃI.

Nhóm từ SỢ HÃI trong tiếng Nhật

Hán tự cho nhóm từ SỢ HÃI:
恐 KHỦNG => bị tấn CÔNG 工 nấp dưới bàn 机 với tấm lòng 心 sợ hãi
怖 BỐ => tâm 心 + bố 布 (vải) => lòng phủ một màn sợ hãi
怯 KHIẾP => tâm 心 sợ chạy mất dép (去 KHỨ)
畏 ÚY

恐怖(きょうふ/khủng bố)
Nỗi sợ hãi, nỗi kinh hãi vv. Không có nghĩa là khủng bố, mà khủng bố là:
テロ=テロリズム [terrorism] khủng bố, chủ nghĩa khủng bố
テロリスト = kẻ khủng bố

Thật ra thì 恐怖 = terror tức là khủng bố là nỗi sợ hãi, kẻ khủng bố là kẻ reo rắc nỗi sợ hãi (= khủng bố).
=> 恐怖感、恐怖心、恐怖にかられる
=> Màn đêm tăm tối và đầy nỗi kinh hãi / The night is dark and full of terrors

怖い(こわい、bố)

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Bảng bài tập kiểm tra trạng từ N3 (76 trạng từ)

Bài tập trạng từ N3 lớp Cú Mèo Saromalang:
1. Đặt câu với các trạng từ và dịch ra tiếng Việt.
2. Liệt kê các trạng từ tương đương với mỗi trạng từ đó và phân biệt sắc thái.

Hơ con trỏ hoặc nhấp con trỏ kiểm tra cách đọc.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Dịch "You can't live in fear" sang tiếng Nhật

You can't live in fear - "Ghost Rider".
Không thể sống trong sợ hãi.

You can't live in fear = 怯えながら生きられない
(おびえながらいきられない)
Bạn không thể sống trong sợ hãi.

Lưu ý "you" ở đây không phải là ngôi thứ hai mà là chủ ngữ chung, tức là "tất cả mọi người" hay "tất cả chúng ta". Trong văn hóa Anh ngữ thì người ta dùng chủ ngữ chung rất nhiều, giờ thì lây lan sang cả tiếng Việt rồi. Tôi cũng thường dùng chủ ngữ chung theo dạng: Bạn không thể sống trong sợ hãi.

Chúng ta dùng chủ ngữ chung để nói triết lý về những điều nên hay không nên làm chẳng hạn. Đây không phải là nói về cá nhân người nghe (ngôi thứ hai) nên đừng "cá nhân hóa vấn đề" (take it personally). Vì rất nhiều người thường cá nhân hóa vấn đề, để mặc cảm tự ti hoặc sự tự ái bao trùm và mất đi cái nhìn toàn cục.

Câu này không hề nói gì về "bạn" cả, mà là về tất cả mọi người: Không ai có thể sống trong sợ hãi.

Vì nếu sống trong sợ hãi (怯えながら生きる) thì đó không còn là cuộc đời đáng sống nữa. Sẽ luôn cảm thấy thiếu thốn một thứ gì đó, cái mà người ta gọi là "tự do". Vì màn đêm tăm tối và đầy nỗi kinh hãi.
Takahashi

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Dịch bài hát "Ai nhớ chăng ai" sang tiếng Nhật

"Ai nhớ chăng ai" dịch sang tiếng Nhật sẽ là gì?

"Ai nhớ chăng ai"

Dịch tiếng Viêt sang tiếng Nhật khó hơn dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt nhiều. Vì dịch sang tiếng Nhật đòi hỏi khả năng viết (書く力) cao, đồng thời phải đọc hiểu và nắm bắt sắc thái, ngữ nghĩa tốt. Tức là bạn phải HIỂU tiếng Việt. Ví dụ câu "ai nhớ chăng ai" thì ý nghĩa là gì?

Đây không phải là một câu hỏi, mà là một câu hỏi tu từ, và "ai" thứ nhất và thứ hai là khác nhau. "Nhớ" ở đây không phải là 覚える oboeru hay 覚えている oboeteiru vì oboeru là "nhớ được". Nhớ tên, nhớ  mặt thì chắc nhớ được thôi, vì đây là bài hát về ái tình, chẳng lẽ không nhớ. Không nhớ thật! Hãy gọi chung tất cả là "mèo con" hay "gà con" nhé. Tình yêu càng cuồng nhiệt, càng xôi thịt, dopamin tiết càng nhiều và não càng hỏng, chẳng còn nhớ gì cả.

Câu "ai nhớ chăng ai" nghĩa là "anh nhớ chăng em" hay "em nhớ chăng anh". Tôi có nói khá nhiều về nhớ và nhớ nhung trong tiếng Nhật các bạn có thể đọc lại.

"Nhớ chăng" nghĩa là gì?

Nghĩa là "em có nhớ tới anh không", "anh có nhớ tới em không", có nhớ những gì chúng mình từng có không.

Thật ra, khó nhất khi dịch từ tiếng Việt là phân tích ngữ nghĩa, sắc thái, tức là bạn phải giỏi ngôn ngữ tiếng Việt chứ chưa nói tới ngoại ngữ. Bạn phân tích được ngôn ngữ thì dịch sẽ "bất chiến tự nhiên thành". Còn nếu dịch mà không hiểu đúng, phân tích đúng, thì khác gì húc đầu vào đá? Không hỏng đầu thì cũng hỏng đá, làm hỏng hết ca từ của người ta và làm người đọc bực mình.

Tóm lại:
"Ai nhớ chăng ai" = "Em có nhớ tới anh không", "Anh có nhớ tới em không"
[Quảng cáo] Dịch vụ dịch Nhật => Việt, Việt => Nhật chất lượng cao
Saromalang chuyên dịch tài liệu siêu khó, tài liệu chuyên môn, tài liệu kỹ thuật vv tiếng Nhật hoặc dịch ra tiếng Nhật mà các nơi khác không dịch được hoặc không dịch đúng. Liên lạc saromalang@gmail.com để có báo giá. >>Quy định và chính sách dịch thuật

Cách dịch


Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

"The night is dark and full of terrors"

Nguyên văn tiếng Anh: "The night is dark and full of terrors" (Game of thrones)
Tiếng Việt: Màn đêm đen tối và đầy nỗi kinh hãi.
Tiếng Nhật: 夜は暗く恐怖に満ちている。
よみかた:よるは くらく きょうふに みちている。
OR:

夜は闇に包まれ、恐怖に満ちている。
よるは やみに つつまれ、きょうふに みちている。

Minh họa:

"For the night's dark and full of terrors"
"Vì màn đêm tăm tối và đầy nỗi kinh hãi"
Takahashi

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Bài tập dịch ngữ pháp N3: Mẫu 01 - 10

Dịch câu mẫu các mẫu ngữ pháp JLPT N3 ra tiếng Việt, phân tích sắc thái câu nói.

Mẫu 01: Mẫu ngữ pháp あまり(Nのあまり)

恐怖のあまり声が出なかった。
怒りのあまりパソコンを壊した。

Mẫu 02: Mẫu ngữ pháp ば~ほど

甘いものを食べれ食べるほど太る。
経験を積め積むほど将来楽になる。

Mẫu 03: Mẫu ngữ pháp ばいい

合格したいなら勉強すればいい
事実をそのまま言えばいい

Mẫu 04: Mẫu ngữ pháp ばかり

あの人は甘いものばかり食べている。
スマートフォンを使ってばかりいると体を壊しますよ。
あなたは嘘ばかりだ。
嘘(うそ)  lời nói dối, việc nói dối => verb うそをつく

Mẫu 05: Mẫu ngữ pháp ばかりだ

手術は無事に終わったが、病気は悪化するばかりだ
腐敗した政治のために国民の生活はますます苦しくなるばかりだ

Mẫu 06: Mẫu ngữ pháp ばかりでなく/ばかりか

私の住むところは汚いばかりでなく、雨が降ると冠水する。
彼は言い訳をするばかりか、うそもつく。

冠水=かんすい ngập nước

Mẫu 07: Mẫu ngữ pháp ばかりに

Sắc thái: Lý do.
ちょっとした油断をしたばかりに、頭を打った。
お金がないばかりに大学に行けなかった。

Mẫu 08: Mẫu ngữ pháp ばよかった

電車に間に合わなかった。早く家を出ればよかった
人生で失敗した。若いときから正しいことを勉強すればよかったのに

Mẫu 09: Mẫu ngữ pháp べき

約束は守るべきだ
自分のことは自分で決めるべきだ

Phân biệt sắc thái với: 自分のことは自分で決めたほうがいい
自分のことは自分で決めなければならない

Mẫu 10: Mẫu ngữ pháp べきではない

お金は確かに大切であるがお金を崇拝するべきではない
自分のやるべきことは人に任せるべきではない

崇拝=すうはい sùng bái

Phân biệt sắc thái với: お金を崇拝しないほうがいい
お金を崇拝してはならない

Yêu cầu: Làm ở nhà, giải đáp thắc mắc trên lớp (nếu có).

(C) Lớp Cú Mèo

Bài tập dịch ngữ pháp N2: Mẫu ngữ pháp 1 tới 10

Dịch câu văn mẫu của các mẫu ngữ pháp JLPT N2 sau ra tiếng Việt.

JLPT N2 #01) Mẫu ngữ pháp あるいは

この指輪、あるいは買ってあげるよ?

JLPT N2 #02) Mẫu ngữ pháp ぶりに

今回は三年ぶりの再会だ。
十年ぶりに流れ星をみた。

JLPT N2 #03) Mẫu ngữ pháp ちっとも~ない

かれはゲームをやってばかりいて、ちっとも勉強しない

Tương tự: ろくに勉強しない。めったに勉強しない。ぜんぜん勉強しない。

JLPT N2 #04) Mẫu ngữ pháp だけあって

彼女はアメリカに留学しただけあって、英語がぺらぺらだ。

JLPT N2 #05) Mẫu ngữ pháp だけでなく

あの歌手は歌が上手なだけでなく、作曲もする。

Phân biệt với: 彼は英語がペラペラしゃべれるばかりでなく、フランス語も堪能だ。

JLPT N2 #06) Mẫu ngữ pháp だけましだ

こんな不景気の中に給料が低いと言っても仕事があるだけましだ

JLPT N2 #07) Mẫu ngữ pháp だけに

ずっと念願していただけに、達成したとき、虚しくなった。

JLPT N2 #08) Mẫu ngữ pháp だけのことはある

この商品は高価だが、やはり高いだけのことはある。使いやすさにしろ性能にしろ文句はない。

JLPT N2 #09) Mẫu ngữ pháp だけは

勉強するだけは勉強したが、試験のことが心配だ。

JLPT N2 #10) Mẫu ngữ pháp だって

だって、お金と幸せは関係ないでしょう?

Phân biệt với: お金と幸せは関係ないんだって

Yêu cầu: Dịch hết các ngữ pháp trên trước khi tới lớp theo tài liệu đã phát, sẽ kiểm tra vấn đáp trên lớp và chữa nếu có thắc mắc.

Bài tập phân biệt sắc thái ngữ pháp わけだ và ngữ pháp ものだ

Xem các mẫu ngữ pháp về わけ

Trong bài này các bạn hãy phân biệt sắc thái hai câu trên:

① 人生は不条理なわけだ。
② 人生は不条理なものだ。

不条理な(ふじょうりな) phi lý, ngang trái

Chữa tại lớp Cú Mèo.

Các mẫu ngữ pháp về わけ và bài tập dịch

Cách sử dụng mẫu ngữ pháp わけだ

~わけだ。
~わけです。
~わけである。
など
Đối tượng: Ngữ pháp JLPT N3

Cách 1: Chỉ nguyên nhân và kết quả
大雨が降っていた。道路が冠水しているわけだ。
冠水(かんすい) ngập nước

Cách 2: Mang tính triết lý
人生は不条理なわけだ。

不条理(ふじょうり) phi lý, ngang trái

Bài tập Cú Mèo: Dịch hai câu trên ra tiếng Việt đúng sắc thái.

Cách sử dụng mẫu ngữ pháp わけではない

Đối tượng: Ngữ pháp JLPT N3
Sắc thái: Phủ định cả câu

彼は貧乏なわけではない。
Không phải là anh ấy nghèo.
貧乏(びんぼう) nghèo

Khác với phủ định vị ngữ: 彼は貧乏ではない。
= Anh ấy không nghèo.

Bài tập Cú Mèo: Phân biệt sắc thái hai câu trên.

Cách sử dụng mẫu ngữ pháp わけがない

Đối tượng: Ngữ pháp JLPT N3
Ý nghĩa: Sự bất khả năng

あの強いチームに勝てるわけがない。

Phân biệt với はずがない:

あの強いチームに勝てるはずがない。

Bài tập Cú Mèo: Dịch và phân biệt sắc thái hai câu trên.

Cách sử dụng mẫu ngữ pháp わけにはいかない

Đối tượng: Ngữ pháp JLPT N3
Ý nghĩa: Không thể làm gì hay không thể không làm gì về mặt đạo lý

自分の人生は自分で決めないわけにはいかない。

本当に愛している相手だから手放すわけにはいかなかった。

手放す(てはなす)  từ bỏ, buông bỏ, bỏ rơi

Bài tập Cú Mèo: Dịch hai câu trên ra tiếng Việt đúng sắc thái.

VỀ Ý NGHĨA CỦA WAKE

わけ hay được viết kanji là 訳 [dịch] có nghĩa là ý nghĩa, nghĩa lý.

言うことの訳がわからない
言い訳 iiwake = lời bao biện
訳有りの商品
訳のありそうな二人
Lớp Cú Mèo

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Phân biệt ありがとうございます và ありがとうございました và どうもありがとう

ありがとうございます Arigatou gozaimasu và ありがとうございました Arigatou gozaimashita câu nào lịch sự hơn?

Không có câu nào lịch sự hơn câu nào mà sắc thái khác nhau:

ありがとうございます Arigatou gozaimasu = Cảm ơn nói chung
ありがとうございました Arigatou gozaimashita (thì quá khứ) = Cảm ơn vì một sự việc cụ thể đã xảy ra

Dịch như thế này:
Arigatou gozaimasu = Cảm ơn anh/chị ạ
Arigatou gozaimashita = Cảm ơn vì chuyện lúc trước ạ

どうもありがとう Doumo arigatou
Doumo = very much, rất nhiều, dùng để cảm ơn rất nhiều (thank you very much, thanks a lot).

DOU có nghĩa là "như thế nào" và MO là "cũng", cảm ơn thế nào cũng không hết (?!) nghĩa là cảm ơn rất nhiều.

Lưu ý: どうもありがとう Doumo arigatou không phải là lịch sự, lịch sự thì phải thêm ございます mới là lịch sự.

どうもありがとうございます = Cảm ơn anh/chị rất nhiều ạ
どうもありがとう = Cảm ơn nhiều
どうもね = Cảm ơn nhiều nha

どうもありがとう chỉ dùng trong hoàn cảnh thân mật, suồng sã.

感謝する(かんしゃする)
Để nói "xin cảm ơn" thì dùng 感謝する [cảm tạ]

感謝します。 = Tôi xin cảm ơn anh/chị ạ.
=> Khiêm nhường: 感謝致します。(かんしゃ いたします)

Ngoài ra còn có 有り難い(ありがたい) dùng chỉ tính chất sự việc là "đáng biết ơn" và danh từ là 有り難さ(ありがたさ) = (noun) sự đáng biết ơn.

挫折して親の有り難さをつくづくと感じる。
そうしてくれればありがたいです。

Đọc thêm:
>>Các câu cảm ơn và xin lỗi tiếng Nhật

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Dịch khẩu hiệu "Lao động là vinh quang" sang tiếng Nhật

"Lao động là vinh quang" là một dạng khẩu hiệu (slogan, スローガン). Không thể dịch theo kiểu thông thường như sau được:

労働は栄光である。/労働は栄光です。
労働=ろうどう //lao động
栄光=えいこう //vinh quang

Không dịch như trên vì nó sẽ thành một câu (sentence), không thành khẩu hiệu. Để dịch khẩu hiệu thì chúng ta sẽ sử dụng Nなり

労働は栄光なり
Roudou wa eikou nari
(Labor is glorious)
"Lao động là vinh quang"

Chữ 栄 VINH/DINH

Chữ này vừa là VINH (vinh dự, vinh hạnh), vừa là DINH (dinh dưỡng):
栄光=えいこう vinh quang
光栄=こうえい quang vinh
栄養=えいよう dinh dưỡng

栄える=さかえる đồng nghĩa với:
繁栄する=はんえい(する) phồn vinh

Phân biệt 栄光 VINH QUANG và 光栄 QUANG VINH

栄光=えいこう VINH QUANG
Đây là vinh quang, tức GLORY (GLORIOUSNESS). Tức là sự vinh dự, vinh hạnh hay danh dự lớn lao. Ví dụ:
神の栄光 sự vinh quang của thần thánh

Vậy thì 光栄=こうえい QUANG VINH là gì?

Đây là "vinh dự".

光栄です。 = Tôi cảm thấy thật vinh dự.
光栄の至り = Thật hết sức vinh dự (khi)

Cũng có nghĩa là "vinh danh/làm cho phồn vinh" thứ gì đó:

みな戦死して英国を光栄す
Tất cả chết trận để vinh danh Anh quốc

Ẩn ý của các khẩu hiệu

Mỗi khẩu hiệu thường có ẩn ý, tức là 暗示(あんじ、ám thị)。 Đúng ra thì lao động không phải là vinh quang mà không lao động mới là vinh quang.

Ẩn ý là thế này:

"Lao động là vinh quang. Vinh quang thuộc về nhân dân. Thành quả thuộc về lãnh đạo."

Con người chỉ VINH DANH, TÔN VINH người khác khi họ muốn thao túng và trục lợi.

Tóm lại là các bạn cứ chăm chỉ lao động và vinh quang đi, còn thành quả thì để những người không vinh quang hưởng, đó chính là các lãnh đạo của bạn. Hoặc là bạn lao động nhưng chỉ là miễn phí, hoặc hưởng ít hơn thành quả tạo ra. Vì thế nếu đi làm trong công ty mà hô khẩu hiệu này thì bạn nên chuẩn bị đi tìm việc khác mà làm, cứ để "vinh quang" cho lãnh đạo công ty hưởng thôi. Thời nay tuyển dụng khó khăn lắm!

Bài tập dịch Việt => Nhật: Dịch câu sau ra tiếng Nhật.
"Vinh quang thuộc về nhân dân. Thành quả thuộc về lãnh đạo."

Takahashi

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Bài tập đọc hiểu tiếng Nhật lớp Cú Mèo: 離れて眺める富士山

Đề bài:
離れて眺める富士山ほど美しいものない。しかし、自分で富士山に登ってみると、植物が生えていないのであまり美しくない。一度ならともかく二度は___と思った。

1.登るはずではない
2.登ることではない
3.登るものではない
4.登らないものだ

Hãy điền câu trả lời của bạn. Đáp án có ở cuối bài.

Bài tập dịch lớp Cú Mèo

Hãy dịch đúng sắc thái đoạn trên ra tiếng Việt.

離れて眺める hanarete nagameru

Quiz 1: Dịch cụm trên đúng sắc thái. (Lưu ý: Không phải là "nhìn từ xa").

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Tuyển sinh lớp Cú Mèo tháng 10 năm 2017

Thông báo lịch một số lớp. Vì thời gian cho tới kỳ thi JLPT tháng 12 cũng không còn mấy nữa và đợt này cũng là đợt bận rộn nên lớp Cú sẽ chỉ học tiếp ngữ pháp, từ vựng. Việc ôn thi các bạn phải tự chủ và tự giác. Đây là lớp để học không phải để luyện thi vì chắc chắn là không đủ thời gian. Với các bạn đang học dở ngữ pháp thì sẽ học dịch tiếp cho tới hết ngữ pháp và sẽ học từ vựng nữa.

CONCEPT: HỌC THEO NHU CẦU, GIỎI THEO NĂNG LỰC

Học kiểu cấp tốc về lâu dài chẳng hữu ích cho bất kỳ ai. Hãy học hiểu và đào sâu suy nghĩ. Tại lớp thì tôi sẽ tập trung chỉ cách TƯ DUY NGÔN NGỮ chứ không chỉ dạy chay tiếng Nhật, sau đó vì không tư duy được nên dịch và hiểu chẳng ra sao cả.

Ví dụ:
Dịch "Ai nhớ chăng ai" hay "Rau ngót" ra tiếng Nhật. Làm sao để dịch ra tiếng Nhật đúng SẮC THÁI? Bạn phải hiểu rõ tiếng Việt và phân tích đúng ngữ nghĩa, sắc thái. Đây không phải là bạn giỏi tiếng Nhật hay không, mà bạn diễn đạt và hiểu tiếng Việt tốt hay không.

Một người không hiểu và diễn đạt tốt tiếng mẹ đẻ sẽ không thể dịch tốt.

Tóm lại thì hãy đọc về Lớp Cú MèoPhương pháp X.

Trên lớp học các bạn sẽ được cung cấp bảng ngữ pháp, từ vựng và có thể là cả cách dịch nữa. Việc các bạn cần làm là dịch câu, đặt câu TRƯỚC KHI TỚI LỚP. Trên lớp sẽ chữa và dành thời gian phân tích, hỏi đáp.

Nếu bạn không thể tự chủ, tự giác trong việc học thì chịu thôi, sẽ chẳng ai giỏi cả! ^^ Lớp học tuyệt đối không phải là liều thuốc tiên giúp bạn giỏi tiếng Nhật, mà chỉ giới thiệu cách học đúng đắn, tư duy đúng đắn về ngôn ngữ mà thôi.

Với các bạn cần học lâu dài thì tham khảo Tìm trường Nhật ngữ VN. Bạn nên tìm chỗ nào gần nhà là tốt nhất.

Đăng ký và học phí

Để đăng ký và xem học phí hãy xem tại Lớp Cú Mèo.

Bạn nào chưa từng đăng ký phải đăng ký form trước, Cú Mèo sẽ hướng dẫn đường đi. Các bạn đã đăng ký trước đây thì hãy gửi email theo như hướng dẫn không cần nộp lại form.

Còn còn một số bạn đã đóng tiền mà chưa đi học cũng hãy liên lạc nhé.

Lịch học (dự kiến)

Lớp N3: Thứ 6 từ 18:30, thứ 7 từ 17:00
Lớp N2: Thứ 2 và thứ 4, từ 18:30

Lớp N1 và dịch: Dựa theo nguyện vọng, sẽ xếp từ thứ 2 tới thứ 5 khoảng 2 buổi/tuần

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

将来有望 TƯƠNG LAI HỮU VỌNG và 燦爛 XÁN LẠN

将来有望 TƯƠNG LAI HỮU VỌNG

しょうらいゆうぼう。 Có tương lai tươi sáng.

Tức là nhất định sẽ 出世する(しゅっせする) = thành công trong đời (xuất thế).

Trong tiếng Nhật thì 出世 nghĩa là "thành công trong đời", người ta cũng hay nói 立身出世(りっしん・しゅっせ) LẬP THÂN - XUẤT THẾ tức là mục tiêu, nhất của của nam giới, trong cuộc đời đó là có thể tự lập và thành công, có danh vọng trong đời.
=> 成功する(せいこうする) thành công, 成功者(せいこうしゃ) người thành công, người thành đạt

Chữ 出世 không hề có nghĩa là "ra đời", "ra đời" thì sẽ nói là 出生する(しゅっせいする) hoặc 生まれる(うまれる) . Nhân tiện UMARERU nghĩa đen là bị đẻ 生む UMU ra ^^.

Mục tiêu của đàn ông Nhật Bản được dạy từ nhỏ là phải LẬP THÂN XUẤT THẾ. Vì thế, ở Nhật mà kiểu đàn ông nhậu nhẹt bê tha không được đánh giá cao và sẽ bị xa lánh. Ăn bám mẹ, ăn bám vợ là TỐI KỊ, ĐẠI KỊ ở Nhật vì sẽ chẳng ai tôn trọng hay chơi cùng cả.

TƯƠNG LAI HỮU VỌNG thì có nghĩa là trong tương lai có triển vọng, tức là có tương lai tươi sáng: Sẽ thành nhân vật quan trọng (VIP = Very Important Person), hoặc thành công (出世 SHUSSE xuất thế), vv.

Vậy trái nghĩa với TƯƠNG LAI HỮU VỌNG (tương lai tươi sáng) là gì?

Có lẽ là 将来絶望 (tương lai tuyệt vọng) chăng?
Ha ha.
=> 絶望する(ぜつぼうする) tuyệt vọng

Tương lai tuyệt vọng nghĩa là sẽ thất bại, hoặc trở thành VUP (Very Unimportant Person) tức là "người rất không quan trọng". Nghĩa là trở thành LOSER.
Tiếng Nhật gọi LOSER là 負け犬 MAKEINU (con chó thua thiệt/kẻ thua cuộc) hoặc 負け組 MAKEGUMI (kẻ thua cuộc).

Nhân tiện chúng ta học luôn câu quán ngữ: NỞ MÀY NỞ MẶT

将来有望な息子を持って私も鼻が高い
Có thằng con trai tương lai tươi sáng nên tôi cũng nở mày nở mặt

鼻が高い(はながたかい) tức là mũi vểnh lên cao vì cảm xúc tự hào, tiếng Việt gọi là "nở mày nở mặt" hay "mát lòng mát dạ". "Nở mày nở mặt" là cảm xúc tự hào "sục sôi" thể hiện ra mặt không giấu nổi hoặc không định giấu giếm. Còn "mát lòng mát dạ" thường là chỉ cảm giác tự hào bên trong chưa chắc đã thể hiện ra. Do đó HANA GA TAKAI là NỞ MÀY NỞ MẶT nhỉ?

Chắc là do dopamin tiết ra nhiều, máu lưu thông tốt nên mặt trở nên hồng hào hơn (do "nhiệt huyết") nên trong có vẻ "nở" ra chăng? Hay ít ra, người trong cuộc có cảm giác là mặt mình nở ra ^^

燦爛 XÁN LẠN

Tươi sáng rực rỡ. Rực sáng.
光り輝くさま。また、華やかで美しいさま。
Ví dụ:
燦爛と光る
燦爛たる光を放つ
燦爛たる烈日の下に燃え上る

XÁN LẠN hay SÁNG LẠNG, SÁNG LÃNG, SÁNG LẠN?

Tất nhiên là "xán lạn". Ví dụ "tương lai xán lạn" tức là "tương lai tươi sáng rực rỡ". Một thế giới mới xán lạn.

Sở dĩ người ta nhầm sang "sáng lạng" vì họ đã bị mất gốc ngôn ngữ hoặc không học nguồn gốc từ vựng tử tế. Bản thân chữ SÁNG trong Hán Việt là chữ 創 SÁNG thì có nghĩa là SÁNG TẠO tức là nghĩ ra, tạo ra cái mới, không hề có nghãi là tươi sáng gì cả.

Cách sử dụng đúng: Tương lai xán lạn. Một thế giới mới xán lạn.

Tóm lại thì hôm nay chúng ta học vài từ:
将来有望 Tương lai hữu vọng
燦爛 Xán lạn
出世する Xuất thế
立身出世 Lập thân xuất thế
成功する Thành công
絶望する Tuyệt vọng
鼻が高い HANA GA TAKAI
負け犬 MAKEINU
負け組 MAKEGUMI
Takahashi

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Cách sử dụng 諸 CHƯ và 各 CÁC

しょ。CHƯ

かく。CÁC.

諸 CHƯ có nghĩa là "các" còn 各 CÁC có nghĩa là "mỗi":

諸国(しょこく) các nước (chư quốc)
諸問題(しょもんだい) các vấn đề (chư vấn đề)
諸侯(しょこう) chư hầu

諸君(しょくん) CHƯ QUÂN
Có nghĩa là "các em" ví dụ giáo viên gọi số đông học sinh, từ vị thế bên trên một cách trang trọng.

Sở dĩ gọi là "chư quân" vì gọi "anatagata" thì quá nhún nhường, gọi "anatatachi" thì lại bằng vai phải lứa. Thường thì gọi người trẻ hơn hay học sinh là 君(きみ) [quân]. Trường hợp này gọi "các em" nên dùng CHƯ QUÂN.

Chữ 諸 CHƯ rất quan trọng trong việc cấu tạo số nhiều (plural) trong tiếng Nhật và có thể dùng đại trà.

Ví dụ: 日本諸島(にほんしょとう) NHẬT BẢN CHƯ ĐẢO = các đảo Nhật Bản

各 CÁC thì có nghĩa là MỖI:

各国(かっこく) mỗi nước
各人(かくじん) mỗi người
各日(かくじつ) mỗi ngày
各自(かくじ) mỗi người, tự bản thân mỗi người
各地(かくち) mỗi vùng
各位(かくい) mỗi vị
=> 関係者各位 (gửi tới) mỗi vị liên quan / các vị có liên quan

Bài tập: Dịch ra tiếng Nhật (bôi highlight để nhìn chữ màu trắng)
1. Các quyền lợi của người sử dụng => 利用者の権利
2. Ở trường này thì mỗi phòng học đều có máy lạnh. => この学校では教室に全てエアコンが付いている。
3. Sách học thì các em hãy tự mỗi người chuẩn bị lấy. => テキストは諸君が各自で用意してください。
Takahashi

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Chuyện về 伝 TRUYỀN/TRUYỆN

TRUYỀN/TRUYỆN

Trước đây đã có bài về "Truyện" hay "Chuyện" thì thật ra đều từ chữ này mà ra. Chữ này bên trái là bộ Nhân đứng (人) bên phải là chữ 云 VÂN (云々=うんぬん vân vân).
=> Phân biệt với 雲(くも) là VÂN (đám mây).

Nghĩa của chữ này là "truyện" hay "truyền tải, truyền đạt".

伝える(つたえる)
Truyền tải, truyền đạt, truyền đi. => Tha động từ

伝わる(つたわる)
(Cái gì) được truyền tải, truyền đạt, truyền đi => Tự động từ

伝う(つたう)
Men theo. Bám theo. => 石を伝って川を渡る
=> 手伝う(てつだう) giúp đỡ, giúp một tay

伝熱(でんねつ) truyền nhiệt, dẫn nhiệt

伝達(でんたつ) truyền đạt

伝説(でんせつ) truyền thuyết

自伝(じでん) tự truyện

列伝(れつでん) liệt truyện

伝記(でんき) truyện ký

伝奇(でんき) truyền kỳ

武勇伝
ぶゆうでん。 VŨ DŨNG TRUYỆN.
(1) Anh hùng truyện = câu chuyện kể về (thời) anh hùng
(2) Chuyện yêng hùng, thói yêng hùng.

VŨ 武 là "võ, võ thuật, vũ lực"
DŨNG 勇 là dũng khí, can đảm, anh dũng.

Bài tập: "Thói yêng hùng" nghĩa là gì?

Lợi thế của việc học kanji bằng âm hán việt là "ăn gian" được vô số từ vựng. Bạn nghĩ tôi học từ vựng bằng cách nào? Học từng từ thì ăn cám chắc. Trong cuộc đời nếu muốn thành công phải luôn "cheat" (ăn gian). Tôi có hàng đống "cheat sheet" đây. ^^
Takahashi

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Sổ tay tư duy từ vựng

Vì sao người học giỏi tiếng Anh cũng thường học giỏi tiếng Nhật?

Vì họ đã dành thời gian và nỗ lực gấp đôi người khác?
Vì não họ to gấp đôi người khác?
Vì họ sử dụng não gấp đôi người khác?

Thật khó có thể nghĩ như vậy. Vì thời nay có ai còn học tập mấy đâu ^^ Học tập chăm chỉ, cơ bắp không mấy đảm bảo thành công. Dù bạn học toán, vật lý, tiếng Anh, tiếng Nhật hay môn nào đi nữa, thì điều quan trọng nhất là CÁCH HỌC, CÁCH TƯ DUY. Trong cuộc sống người đã học giỏi thì họ còn học giỏi nhiều môn, vừa giỏi toán, lý lại vừa giỏi tiếng Nhật.

Vì họ sử dụng não hiệu quả hơn người khác? Một phần. Nhưng theo tôi cách tư duy khác nhau. Sở dĩ bạn giỏi tiếng Anh là vì bạn tư duy tốt, hơn là thật sự bạn học gạo và nhồi nhét vào đầu. Chính vì thế khi học thêm ngôn ngữ thứ hai bạn cũng dễ giỏi hơn nhiều.

Giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ nói riêng mà không học dựa trên cách học, cách tư duy chỉ nhồi nhét kiến thức thì chắc chắn sẽ thất bại. Riêng ngôn ngữ thì còn phải chú trọng việc SO SÁNH giữa cách ngôn ngữ với nhau đặc biệt SO SÁNH SẮC THÁI các mẫu ngữ pháp tương đồng.

Để làm điều này thì bước đầu tiên và quan trọng nhất là GIỎI NGÔN NGỮ MẸ ĐẺ. Những người viết tiếng Việt dở thì thường học ngoại ngữ cũng dở theo. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ dở mãi mà bạn phải tập viết nhiều. Khả năng tiếng Nhật thật sự không phải là giao tiếp mà là khả năng viết tiếng Nhật. Và để viết tốt thì bạn cần VỐN TỪ, mà muốn có vốn từ thì phải học cách tư duy từ vựng đúng đắn.

Sơ đồ đề xuất của lớp Cú Mèo về học từ vựng

Vì thế, khi học tiếng Nhật - tại lớp Cú Mèo Saromalang hay tại bất kỳ lớp nào - bạn cần có SỔ TAY TƯ DUY TỪ VỰNG, sổ tay vật lý thật sự, bằng giấy và viết lên được. Vì nhiều bạn sẽ mở note trong điện thoại thì lại chẳng bao giờ xem lại chỉ có điện thoại nhớ được còn bản thân chẳng nhớ được thêm từ nào có khi còn quên luôn cả note nằm ở đâu. Chẳng có gì gây sao nhãng hơn điện thoại cả.

"Sổ tay tư duy từ vựng" tại lớp Cú Mèo

Khi học tại lớp Cú Mèo bắt buộc phải có "Sổ tay tư duy từ vựng". Không có nghĩa là bạn chép chính tả từ vựng vào đây vì danh sách ngữ pháp và danh sách từ vựng được in riêng rồi. Sổ tay chỉ là để ghi cách tư duy từ vựng ví dụ theo sơ đồ trên.

Ngoài ra, sổ tay là để học cách tư duy, còn về lâu dài thì phải biết cách tra từ điển. Sổ tay tư duy từ vựng cũng giúp ích cho bạn trong việc học cách dịch đúng sang tiếng Việt.

Đấy là việc học ngoại ngữ và ngôn ngữ. Còn trong cuộc đời càng có nhiều sổ tay thường sẽ càng thành công hơn, không phải vì sau này bán sổ tay kiếm được tiền mà vì bạn TƯ DUY tốt hơn. Giờ còn ai dùng não tư duy nữa đâu, người ta tư duy bằng sổ tay hết rồi.
Takahashi

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Vẫn lại "NHỚ": Phân biệt 懐かしい、恋しい、愛しい

Trong bài trước tôi đã nói về cách dịch I miss you nhưng có rất nhiều từ để diễn tả nỗi nhớ.

Hôm nay chúng ta phân biệt 3 từ này:
①懐かしい NATSUKASHII [hoài]
②恋しい KOISHII [luyến]
③愛しい ITOSHII [ái]

懐かしい NATSUKASHII

Chúng cũng là "nhớ" nhưng khác nhau thế nào về SẮC THÁI?

Ví dụ: 日本生活が懐かしい。 Tôi nhớ cuộc sống Nhật Bản.
ところでうそです。実は懐かしくないわ。 ^^

NATSUKASHII nghĩa là nhớ về ngày xưa, nhớ về quá khứ, về những thứ đã xảy ra.

Ví dụ chúng ta có thể nói: このビールは懐かしい。 Bia này làm tôi nhớ (về ngày xưa tôi từng uống) quá.

Tức là trước đây bạn từng làm như thế, đã có kinh nghiệm làm thế. => Xem かつて

Tóm lại là bạn BỒI HỒI LƯU LUYẾN về quá khứ thì sẽ dùng NATSUKASHII.

=> 日本ドラマを見るたびに大学時代を懐かしく思う。

Tức là cảm xúc NOSTALGIC.

Ai nhớ chăng ai

恋しい KOISHII

Chữ LUYẾN, thường chỉ cảm xúc "nhớ nhung". "Nhớ nhung" là cảm giác bạn không ở cạnh ai đó và nhớ người đó tới mức cảm thấy khó chịu.

恋しい人
別れた人が恋しい

Bạn cũng có thể nói cho sự vật 寒くなると火が恋しい vì bạn đang khó chịu vì cái lạnh thì bạn sẽ "nhớ nhung" ngọn lửa.

愛しい ITOSHII

ITOSHII thì lại là cảm giác "thương nhớ, nhớ thương" thường dùng với người yêu hay người khác giới.
愛しい人 người mà tôi thương nhớ
愛しい君へ Gửi em người mà tôi thương nhớ / người thân thương

Bạn cảm thấy "thương" ai đó vì họ quá đáng thương cũng dùng ITOSHII = 気の毒 KINODOKU.

=> 哀れな境遇を愛しく思う = Tôi thấy thương cho cảnh ngộ đáng thương

Làm sao để nhớ các từ này?

しい là để tạo ra tính từ thôi.

恋 KOI là tình yêu nam nữ thì thêm SHII vào để thành tính từ NHỚ NHUNG.

懐かしい NATSUKASHII => NATSU mùa hè, KA nào đó => mùa hè nào đó tươi đẹp thì nhớ thôi, về quá khứ tươi đẹp, mà quá khứ bao giờ chẳng tươi đẹp nhỉ? Đây chỉ là bịa đặt để cho dễ nhớ.

Còn ITOSHII?

糸 ITO = sợi chỉ, sợi dây liên kết chính là tình cảm, nên ITOSHII là thương nhớ thôi.

Tất cả chỉ là bịa đặt!
Vì thế học tiếng Nhật như JOKER thì có vẻ 将来有望(しょうらいゆうぼう) TƯƠNG LAI HỮU VỌNG.

Bài tập: Vận dụng kiến thức trong bài này dịch các câu sau sang tiếng Nhật.
1. Ngày buồn, tháng nhớ, năm thương. / Ngày buồn, tháng nhớ, năm mong.
2. Thương ai nhớ ai
3. (Nâng cao) Ai nhớ chăng ai
Takahashi

Phân biệt "định kiến" và "thành kiến"

"Định kiến" và "thành kiến" khác nhau như thế nào?

"Định kiến" là dạng quan điểm đã được hình thành sẵn về mặt xã hội, tôn giáo vv của một tập đoàn đối với một tập đoàn khác. Thông thường chúng ta sử dụng dưới dạng cụm từ "định kiến xã hội" tức là quan điểm, ý kiến đã cố định của xã hội đối với một đối tượng nào đó.

Ví dụ: Định kiến xã hội đối với người bị bệnh tâm thần

Như vậy "định kiến" là quan điểm, ý kiến đã HÌNH THÀNH TRƯỚC trải nghiệm thực tế. Bạn không cần trải nghiệm đã có sẵn định kiến như thế, thường là do xã hội, tập đoàn tôn giáo vv nhồi sọ sẵn.

Còn "thành kiến" thì lại hơi khác: THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM của chính bạn mà hình thành ý kiến, quan điểm về một tập thể, nhóm người nào đó.

Tóm lại thì "định kiến" là thứ có trước cả trải nghiệm thực tế, còn "thành kiến" là thứ mà có sau trải nghiệm thực tế của cá nhân bạn (có thể là nhiều lần với nhiều đối tượng).

Ví dụ: Từ những trải nghiệm không mấy vui vẻ, cậu ấy đã bắt đầu có thành kiến với người Nhật rằng họ lịch sự một cách giả tạo.

Về chữ hán thì định kiến là 定見 còn thành kiến là 成見 nhưng chữ 成見 không sử dụng như từ ngữ trong tiếng Nhật.

Ngoài ra còn có THIÊN KIẾN (偏見=へんけん) tức là cách nhìn thiên lệch, lệch về một phía.

"Định kiến" hay "thành kiến" thường dẫn đến PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ:

差別
さべつ。[Sai biệt] = Phân biệt đối xử, DISCRIMINATION

Trong tiếng Nhật thì:
Định kiến = 先入観(せんにゅうかん)
Thành kiến = 抵抗感(ていこうかん)?違和感(いわかん)?

Bài tập: Tìm hiểu ý nghĩa các từ sau
偏見(へんけん) [thiên kiến]
定見(ていけん) [định kiến]
抵抗感(ていこうかん) [đề kháng cảm]
違和感(いわかん) [vi hòa cảm]
固定観念(こていかんねん) [cố định quan niệm]
固着観念(こちゃくかんねん) [cố trước quan niệm]
執着(しゅうちゃく) [chấp trước]
思い込み(おもいこみ)

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Từ kanji có nghĩa khác hẳn tiếng Việt: "Trụy lạc" 墜落

墜落
ついらく。TRỤY LẠC

Ý nghĩa: Rơi từ trên cao xuống. Không có nghĩa là "trụy lạc" như trong tiếng Việt.

墜落。

Ví dụ: 飛行機墜落事故 tai nạn rơi máy bay
飛行機が墜落する máy bay rơi

Vậy "trụy lạc" trong tiếng Nhật sẽ nói thế nào? Đó lại là:

堕落
だらく。ĐỌA LẠC

Khi muốn nói ai trụy lạc hay sa đọa thì sẽ nói là "ĐỌA LẠC".

Ngoài ra còn có HÃM LẠC:

陥落
かんらく。HÃM LẠC

Có nghĩa là "sụp đổ". Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ví dụ:

地盤の陥落 sự sụp đổ nền đất
サイゴンの陥落 sự sụp đổ của Saigon (The Fall of Saigon)

Lại nhân nói về chữ HÃM thì "hãm" nghĩa là giam cầm, giữ lại không cho thoát ra ví dụ GIAM HÃM, HÃM TÀI (tài năng ở mức độ thấp không phát tiết ra được) - maybe ^^, HÃM HẠI (lừa vào bẫy và làm hại), HÃM THÀNH (vây thành kín tới mức không cho ai thoát ra trừ khi mở một con đường máu HUYẾT LỘ 血路=けつろ).

Ngoài ra, tiếng Nhật cũng có 放蕩(ほうとう)(する) nghĩa là "phóng đãng" như tiếng Việt.
Còn "chơi bời" thì tiếng Nhật gọi là 道楽(どうらく) ĐẠO LẠC. Có lẽ là ra đường (đạo) tìm niềm vui (lạc).
=> 「道楽で身をもちくずす」「道楽息子」

Bản thân chữ 落 LẠC thì có nghĩa là rơi: 落ちる(おちる) = rơi, rớt (kỳ thi, đại học vv)

部落(ぶらく) = bộ lạc
段落(だんらく) ĐOẠN LẠC = đoạn văn, đoạn, paragraph

Như vậy chữ LẠC 落 không chỉ có nghĩa là rơi hay rớt ra mà còn có nghĩa là TÁCH RỜI RA như trong "bộ lạc" hay "đoạn lạc".

Giống như cái gì LẠC LOÀI ra vậy. Kẻ lạc loài tức là đứng riêng ra không cùng bản sắc, ý thức hệ, vv.

Trong tiếng Nhật còn có 落語 RAKUGO LẠC NGỮ, đây là kiểu độc thoại kể những câu chuyện buồn cười, khôi hài, bạn có thể coi trên ti vi Nhật hay trên Yêu Tuýp. LẠC NGỮ có thể hiểu là ngôn ngữ lạc loài, "chuyện trớt quớt", câu chuyện kỳ lạ nhìn theo góc nhìn khác với cách thông thường? Who knows!
Takahashi

Học ngữ pháp JLPT N1 với "No Sacrifice, No Victory" (Không có hi sinh thì không có chiến thắng)

Học ngữ pháp JLPT N1:
No Sacrifice, No Victory
Không có hi sinh thì không có chiến thắng

Chúng ta sẽ dùng mẫu ngữ pháp Nなしに(は) hoặc Nなくして(は)。 Đây là các mẫu ngữ pháp JLPT N1, chắc thế ^^

No Sacrifice, No Victory
①犠牲なくして勝利なし
②犠牲なしに勝利なし
③犠牲なくしては勝利はない
④犠牲なしには勝利はない

Trong câu trên thì 犠牲 đọc là ぎせい và đây đúng là chữ "hi sinh", cả hai đều có bộ NGƯU 牛 (bò trong tiếng Nhật, trâu trong tiếng Việt), bên cạnh là NGHĨA 義 (trong "đại nghĩa, nghĩa lý") và 生 SINH (sống).

Còn 勝利 đọc là しょうり và chữ hán là "thắng lợi" nghĩa là "chiến thắng".

Hoặc ví dụ câu khẩu hiệu này:

感謝なくして努力なし 努力なくして成功なし
Kansha nakushite doryoku nashi, Doryoku nakushite seikou nashi
“Không có lòng biết ơn sẽ không có nỗ lực, Không có nỗ lực sẽ không có thành công”

Bài tập 1: Dịch Nhật => Việt.
Dịch các câu từ 1 tới 4 trên ra tiếng Việt cho đúng SẮC THÁI.
Nguyên tắc: Các câu khác nhau phải dịch khác nhau.

Bài tập 2: Dịch Việt => Nhật.
Dịch các câu sau ra tiếng Nhật.
Không có học tập và trải nghiệm thì không có ước mơ và lý tưởng.
Không có sự cai trị đúng đắn thì sẽ không có công lý và trật tự.

Từ vựng: 学習(がくしゅう) học tập, 体験(たいけん) trải nghiệm, 夢(ゆめ) ước mơ, 理想(りそう) lý tưởng.
統治(とうち) thống trị, cai trị => 正しい統治
正義(せいぎ) [chính nghĩa] công lý (JUSTICE)
秩序(ちつじょ) trật tự (ORDER)
Takahashi

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

"Trâm anh thế phiệt" chữ hán là gì?

簪纓世閥
Trâm anh thế phiệt

簪纓世胄
Trâm anh thế trụ

簪纓世裔
Trâm anh thế duệ

簪纓世族
Trâm anh thế tộc

簪纓世家
Trâm anh thế gia

Ví dụ

Cô ấy có dòng dõi trâm anh thế phiệt.
Anh ta là con nhà trâm anh thế tộc.

Giải thích

簪 TRÂM là cây trâm cài tóc. => Tiếng Nhật là かんざし(簪)。
Lưu ý: Đây là chữ TRÂM (cây trâm) chứ không phải chữ CHÂM 針 tức là cái kim, cây kim => 針 hari cái kim (may áo vv), 針灸 harikyuu châm cứu, 方針 houshin phương châm.

纓 ANH là dải mũ (dải vải cài vào mũ để trang trí).
"Trâm anh" 簪纓 là chỉ người cao sang quyền quý.

Kanzashi (cây trâm)

世 THẾ là "đời", 閥 PHIỆT là những người có quyền thế, quyền lực (財閥 tài phiệt, tiếng Nhật đọc là zaibatsu, tiếng Hàn đọc là chaebol).

Thế phiệt là người có quyền thế truyền từ đời trước.

Do đó, trâm anh thế phiệt chỉ chung những người cao sang quyền quý có nhiều quyền lực. Chẳng phải là tiền sẽ mua được quyền lực, và dùng quyền lực thì lại có tiền theo đúng phong cách hậu duệ - quan hệ - tiền tệ hay sao?

Vậy 世胄 THẾ TRỤ là như thế nào? Thế vẫn là đời trước còn Trụ là mũ đánh trận như trong chữ GIÁP TRỤ 甲冑 (áo giáp và mũ trụ). Tức là người có công trạng đời trước chăng? Tức là con cái của những bậc khai quốc công thần chẳng hạn.
=> 冑=かぶと

Kabuto = mũ trụ

世裔 THẾ DUỆ = hậu duệ của đời trước (có công lao công trạng và đang được hưởng lộc)
世族 THẾ TỘC = gia tộc của đời trước (quan lại có thế lực lớn)
世家 THẾ GIA = nhà, gia đình của đời trước

Tóm lại là nếu cha ông là bậc khai quốc công thần, đại quan vv thì con cháu sẽ kế thừa mà hưởng lộc vạn hộ vậy thôi. Đây gọi là "trâm anh thế phiệt".
Takahashi

"Hồn tiêu phách tán"? "Hồn xiêu phách lạc"?

Câu chuyện về "hồn" và "phách":

魂魄
こんぱく
HỒN PHÁCH

Đều gồm có chữ QUỶ 鬼, chữ Hồn thì bên trái là chữ 云 VÂN (vân vân 云々=うんぬん), còn chữ Phách bên trái là chữ BẠCH 白 (trắng).

"Hồn" là phần KHÍ 気 nâng đỡ về tinh thần (spirit, 精神=せいしん).
"Phách" là phần KHÍ 気 nâng đỡ về thể xác (body, 身体=しんたい).

Khí ở đây có thể hiểu là "sinh lực" (sức sống). => Chữ 気

Đây là các khái niệm của Đạo Giáo 道教。

Hồn tiêu phách tán = 魂消魄散
Hồn phiêu phách lạc = 魂漂魄落

Tiêu 消 là biến mất => 消える kieru
Tán 散 là rơi rụng mất => 花が散る hana ga chiru
Phiêu 漂 là bay đi => 漂う tadayou trôi nổi (hương thơm, âm nhạc)
Lạc 落 là rơi => 落ちる ochiru

Trong tiếng Việt thì cũng nói là "hồn xiêu phách tán" thì chữ "xiêu" có lẽ là đọc chệch của "tiêu" hay là "phiêu".

"Hồn tiêu phách tán" hay "hồn xiêu phách lạc" nghĩa là gì?

Nó giống câu "hồn vía lên mây" trong tiếng Việt, nghĩa là sợ hãi quá mức tới nỗi dường như mất tinh thần không suy nghĩ được nên làm gì nữa, và thể xác cũng đông cứng lại.

"Hồn" đã biến mất tiêu nên không thể nghĩ là nên làm gì, "phách" đã lạc mất, rơi rụng mất nên thân thể tê cứng không chuyển động được.

"Vía" tiếng Việt chính là tương ứng với "phách". "Hồn vía lên mây" tức là cả hồn và vía đều bay đi mất, tức là tê cứng cả tinh thần lẫn thể xác vì sợ hãi điều gì đó thường bất ngờ xảy ra.

Tóm lại thì "hồn" và "phách" ("vía") là gì?

Khi có ai đó sắp ra đi người ta sẽ hay gọi hồn về kiểu thế này:

"Ới ba hồn bảy vía ông X ơi ông ở đâu thì về với vợ với con!"
Đàn ông thì ba hồn bảy vía, đàn bà thì ba hồn chín vía. Đàn bà nhiều vía hơn đàn ông. Vậy thì ý nghĩa là gì?

Hồn sẽ điều khiển, chi phối tinh thần còn phách (vía) chi phối thể xác. Tôi nghĩ là phách (vía) tương ứng với dinh dưỡng bạn nạp vào, còn hồn tương ứng với sự học tập.

Tóm lại thì một con người gồm có 7 phần là thực phẩm ăn vào, 3 phần là học tập ý chí trong cuộc đời. Với đàn bà thì thực phẩm quan trọng hơn, nên họ có tới 9 vía, phần học tập của họ không quan trọng bằng.

Giải thích thế có đủ khoa học không nhỉ ^^
>>Tinh thần

Vì thế, dinh dưỡng là rất quan trọng trong cuộc đời. Bạn cần khôn ngoan về dinh dưỡng. Đồng thời, cũng phải học tập và rèn luyện để có tinh thần tốt.

Không thể sống trong sợ hãi!
Takahashi

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

本業 "Bản nghiệp" và 副業 "Phó nghiệp"

本業 "Bản nghiệp"? 副業 "Phó nghiệp"?

Cũng là từ gốc hán tự thôi mà nghe chẳng quen mấy nhỉ. "Bản nghiệp" là gì và "phó nghiệp" là gì?

Nghiệp 業 ở đây có nghĩa là "nghề", trong nghĩa "nghề nghiệp". Tất nhiên "nghiệp" còn có trong nghĩa đại nghiệp, sự nghiệp, nghiệp chướng. Chữ này thường đọc là ぎょう như 工業=こうぎょう công nghiệp、産業=さんぎょう sản nghiệp.

Nhưng trong ngôn ngữ từ thời Đường khi người Nhật học Phật giáo từ China thì còn đọc là ごう ví dụ như 自業自得(じごうじとく) "tự nghiệp tự đắc" tức là "tự làm tự chịu", cách nói dân dã của 自己責任(じこせきにん) "tự kỷ trách nhiệm" = tự chịu trách nhiệm.

本 "bản" là chính, còn 副 "phó" là phụ, cấp phó, thứ hai.

本業 "Bản nghiệp" = nghề chính, nghề tay phải
副業 "Phó nghiệp" = nghề phụ, nghề tay trái

Tóm lại trong tiếng Việt ta sẽ nói "nghề giáo là nghề chính, nghề chăn heo là nghề tay trái". Vì có nghề tay trái nên chúng ta nói "nghề tay phải của tôi là nghề giáo". Và chúng ta cũng nói "chăn heo là nghề phụ của tôi". Whatsoever! Who cares!

Cách đọc thì 本業 đọc là ほんぎょう thì không ai thắc mắc. Nhưng riêng chữ "phó" 副 phải đọc là ふく FUKU. Ví dụ 副社長(ふくしゃちょう) nghĩa là "phó giám đốc".

Phàm là cấp "phó" thì đều thêm 副  vào đằng trước là được.

Nhân nói về chữ 本 "bản"

Nhiều nghĩa phết!
本能 bản năng = chức năng gốc
本格 bản cách = chính hiệu, nguyên bản, nguyên gốc => 日本本格の味
ビール一本 beer nhất bản ("một li bia") = kiểu như "em ơi bia" của người Nhật (câu "Em ơi! Bia" (エムオイ!ビア! Emu oi! Bia!) là câu mà người Nhật sử dụng thành thạo nhất và là câu mà nhiều người Nhật biết nhất trong tiếng Việt, bên cạnh các từ như "xe ôm" và "bia ôm".)

本 "hon" là để đếm vật dài. 一本の傘 một cây dù

本 = sách. Sách cũng gọi là "hon", chứ không dùng từ 冊 (sách), vì 冊 (satsu, sách) lại dùng để đếm quyển, đếm cuốn.

本屋 hon'ya (bản ốc) thì là hiệu sách nhưng 本店 honten (bản điếm) lại không phải là "tiệm sách, cửa hàng sách" nữa mà lại là "trụ sở chính (headquarter)". Damn phết!

Nhưng 書店(しょてん、thư điếm) thì lại là cửa hàng sách!

本 cũng đọc là "bổn" ví dụ "bổn tọa" (tôi), "bổn nhân" (tôi), "bổn quan" (quan này, tức là tôi - người đang làm quan và đang nói chuyện với bọn thảo dân các người.)

À, phải nói thêm về chữ 本人 honnin (bản nhân) trong tiếng Nhật. "Bản nhân" thì không phải là "tôi" mà là bản thân người đó, bản thân người nào đó.

夢が叶うかどうかは本人の意思次第だ。
Ước mơ có thành hiện thực hay không hoàn toàn là do ý chí của người đó.

Tầm quan trọng của "bản nghiệp" và "phó nghiệp" trong cuộc sống

"Bản nghiệp" là món ăn chính, "phó nghiệp" là món ăn phụ. Bản nghiệp để kiếm tiền sinh sống, phó nghiệp là để cải thiện hoặc làm vì niềm vui. Đôi khi phó nghiệp lại giúp bạn làm nên đại nghiệp, và bạn bỏ bản nghiệp thì phó nghiệp lại thành bản nghiệp. Vì bản nghiệp cũ bạn đã có kinh nghiệm và kỹ năng bỏ thì tiếc nên bạn lại làm cho vui, thành ra nó lại là phó nghiệp.

Ví dụ bản nghiệp là nghề giáo, phó nghiệp là chăn heo. Bỏ nghề giáo để đi chăn heo thì chăn heo thành bản nghiệp.

Nhân tiện thì tôi không có "bản nghiệp" mà lại có rất nhiều "phó nghiệp". Lưu ý là không phải phó nghiệp là bạn làm không chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp không liên quan tới "bản" hay "phó", việc gì tôi làm cũng rất chuyên nghiệp, kể cả ăn chơi sa đọa. Việc gì cũng phải làm thật bài bản, theo đúng trình tự, theo đúng lễ nghĩa chứ nhỉ?

Quan điểm của tôi về "nghiệp" là làm thật nhiều phó nghiệp một cách chuyên nghiệp. Như thế an toàn hơn và thực hiện được lý tưởng "tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm".
Takahashi